(Trong giai đoạn 2022 - 2025 tiêm phòng vắc xin Dại đạt 70% tổng đàn chó, mèo nuôi - ảnh minh họa nguồn từ internet)

Mục tiêu chung: Kiểm soát bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh Dại, góp phần tích cực bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.

Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật

- Quản lý 70% số hộ nuôi chó, mèo, trong giai đoạn 2022 - 2025 và trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Tiêm phòng vắc xin Dại đạt 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và đạt 80% đối với giai đoạn 2026 - 2030.

- 70% số huyện, thành phố thực hiện giám sát chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại trong giai đoạn 2022 - 2025 và đạt trên 90% đối với giai đoạn 2026 - 2030.

- Phấn đấu xây dựng 01 vùng an toàn bệnh Dại cấp huyện hoặc ít nhất 02 cơ sở an toàn dịch bệnh Dại cấp xã.

Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người

- 100% các huyện có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho

người.

- 100% các huyện thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng và trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin Dại phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quôc gia.

- 90% số người phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- Đến năm 2025, không còn huyện có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người, đến năm 2027 không còn huyện có nguy cơ trung bình về bệnh Dại trên người.

- Phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh Dại.

Đối với chủ nuôi chó, mèo: Phải đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; thực hiện cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên của gia đình; chó, mèo khi ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó mèo thả rông cắn người thì chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm chi trả những chi phí liên quan theo quy định; từng bước áp dụng và thống nhất chung việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.

Chính quyền các cấp: Tố chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó, mèo hoặc sổ quản lý chó, mèo nuôi; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tảng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, quyết định thành lập đội bắt chó thả rông, chó không đeo rọ mõm, chó nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại chó, mèo. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo không tiêm vắc xin Dại theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh Dại; tổng họp lưu trữ số liệu trên hệ thống báo cáo trực tuyến theo đúng quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về dịch bệnh, tổng đàn, tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, giám sát vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí các lực lượng liên quan của xã để thống kê đàn chó, mèo nuôi; tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó, mèo tiêm phòng; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn; phối hợp cơ quan liên quan chuẩn bị, bố trí triển khai tiêm vắc xin đảm bảo đạt yêu cầu; tổ chức hướng dẫn, giám sát, đánh giá sau mỗi đợt tiêm phòng; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại khu vực đã tổ chức tiêm phòng. Nhân viên thú y cấp xã, những người có chứng chỉ hành nghề thú y, các cơ sở có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh chó, mèo thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo, cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng và báo cáo số liệu tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương theo quy định.

Sở Y tế chủ động xây dựng kế hoạch về nhu cầu sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại. Kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại đế phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng. Đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, người tham gia công tác Đa dạng bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng truyền hĩnh, phát thanh, pano, áp phích, sổ tay poster, bản tin tại các nơi công cộng, phát tờ rơi cho người dân.

Tổ chức thông tin tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp lưu động thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ y tế, thú y; xây dựng, in ấn, phát miễn phí cho người dân; truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại; phát động hưởng ứng và tổ chức mít tinh ngày “Thế giới phòng, chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm; hội thảo, tập huấn chuyên đề, các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến,...phòng, chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định. Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

Chủ nuôi động vật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất; thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý 0 dịch Dại.

Nhân viên thú y cấp xã, các cơ quan thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tố chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định..

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện tổ chức điều tra ngay sau khi nhận được thông tin, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân lâm sàng lên cơn dại gửi đến Viện vệ sinh Dịch tễ/Pasteur để chẩn đoán xác định và tìm sự lưu hành của chủng vi rút Dại. Tập huấn kỹ năng điều tra, giám sát chẩn đoán xác định bệnh Dại, tiêm phòng vắc xin Dại cho người bị chó, mèo cắn, xử lý 0 dịch; phối họp liên ngành thú y trong việc giám sát, lấy mẫu bệnh Dại trên động vật dựa vào người bị cắn đi tiêm phòng; kỹ năng truyền thông nguy cơ, cách hạn chế bị động vật cắn, truyền thông cộng đồng trước, trong và sau dịch bệnh Dại.

Ủy ban nhân dân huyện , thành phố Cà Mau, hàng năm xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh Dại trên địa bàn quản lý, ưu tiên bố trí kinh phí trình cấp thẩm quyền xem xét trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện Kế hoạch tại địa phương bao gồm: kinh phí quản lý đàn chó, mèo; kinh phí mua vắc xin; kinh phí tiêm phòng vắc xin; vòng đeo cố; công tiêm phòng, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại.

                                                                                       Thanh Tòng