Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuấn nghèo đa chiêu quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2024 còn 1,20% (mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, tối thiểu 0,4%); số hộ nghèo đến cuối năm 2024 còn 3.675 hộ (giảm 1.225 hộ). 100% các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, công trình thủy lợi.

Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhầm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Tối thiểu 300 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm thành công. 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 14,3%.

Phấn đấu từ 90% trở lên trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi. 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

Vận động tài trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; dự kiến, hỗ trợ khoảng 150 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

90% trở lên hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. 75% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet. 90% các hộ gia đình sinh sống ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phấm truyền thông.

Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh: 94.277 triệu đồng, trong đó: ngân sách trung ương: 85.477 triệu đồng vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 8.800 triệu. Huy động nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp của các cá nhân, tổ chức, đơn vị và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về giảm nghèo bền vững; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo; hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.

Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách công tác giảm nghèo, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác giảm nghèo bền vững.

Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn két xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Các cấp, các ngành thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện; chủ động triển khai, hướng dẫn các nội dung liên quan và đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ; phân công cán bộ, đảng viên theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Tích cực vận động các hộ khá giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện; kịp thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện công tác giảm nghèo.

 

                                                                           Thanh Tòng