(Ảnh minh hoạ, nguồn wwwbaochinhphu.vn)

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh, xác định phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, đặc biệt là các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với thị trường và việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình OCOP hiệu quả, bền vững.

 Mc tiêu c thể năm 2024:

- Hoàn thành 50% tiến độ xây dựng thí điểm 02 mô hình hợp tác xã điểm và 06 mô hình hợp tác xã vệ tinh của các mô hình hợp tác xã điểm trên địa bàn mỗi huyện, thành phố.

- Xây dựng 03 hợp tác xã có quy mô từ trên 100 thành viên.

- Tăng số lượng bình quân thành viên hợp tác xã đạt 22 thành viên/ hợp tác xã năm 2024.

- Tăng vốn điều lệ thực góp bình quân toàn tỉnh đạt 450 triệu/ hợp tác xã năm 2024.

- Trên 80% hợp tác xã điểm và hợp tác xã vệ tinh tại mỗi huyện, thành phố có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp 

- Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 tổ hợp tác và 01 hội quán hoạt động khá/tốt để kết nối các tổ hợp tác/hội quán vào các mô hình hợp tác xã điểm và hợp tác xã vệ tinh.

- Trên 50% số lượng các hợp tác xã điểm và hợp tác xã vệ tinh đạt: hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào quá trình điều hành sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; phát triển hợp tác xã gắn với sản phẩm OCOP.

- Tổ chức tuyển sinh và đào tạo 01 lớp giám đốc hợp tác xã và 01 lớp kế toán hợp tác xã theo chương trình thiết kế dành riêng cho hợp tác xã tỉnh Cà Mau.

- Xây dựng 01 dự thảo Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã; tổ chức và hoạt động theo hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp; mở rộng quy mô hoạt động nhằm thu hút nhiều thành viên tham gia; có cơ chế thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi thiết thực cho hợp tác xã về đào tạo, bồi dưỡng, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận các nguồn vốn, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Khuyến khích các hợp tác xã từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; chú trọng các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sản xuất theo phương thức kết hợp giữa công nghệ hiện đại và truyền thống, theo hướng vừa sản xuất tập trung, vừa phân tán nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ.

                                                 Thanh Tòng