Nhằm cụ thê hóa các mục tiêu, nội dung tại Quyết định sô 411/ỌĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triên kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bằng các nhiệm vụ cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025:

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiếu 10%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng họp đồng điện tử đạt trên 80%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.

- Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt 10 doanh nghiệp.

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động trên 2%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2025:

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% xã.

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% trường học, bệnh viện và trên 80% hộ gia đỉnh có nhu cầu.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%.

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng sô cơ bản đạt trên 70%.

- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng thông rộng cáp quang đạt 80%.

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vân sức khỏe trực tuyên, khám chừa bệnh từ xa đạt trên 30%.

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%.

- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đăng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%.

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiêu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

Các ngành đơn vị tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và tham mưu cấp thấm quyền ban hành chính sách đặc thù phù họp thực tiễn của từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh; ưu tiên thí điểm và nhân rộng mạng 5G tại các khu đông dân cư, khu công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng thông rộng, kết nối đến tất cả các ấp, khóm; tăng tỷ lệ người dùng Internet; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng.

Đẩy mạnh triến khai Chương trình thúc đẩy sử dụng nền tảng số quốc gia triển khai kế hoạch phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm. Bảo đảm khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng thuận lợi. Xây dựng kho dữ liệu của công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước Đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đôi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Triển khai bảo đảm an toàn thông tin, đào tạo, tập huấn, phát huy vai trò của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin của tỉnh. Tổ chức, phối hợp thực hiện các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin với các phương án, kịch bản phù họp thực tế cho cán bộ chuyên trách, phụ trách về an toàn thông tin.

Phát triển nhân lực số theo hướng tập trung phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện có trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách bố trí và thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ, kỹ năng làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước và doanh nghiệp. Triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đối số; Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đối số; Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã trên sàn thương mại điện tử.

Triến khai ứng dụng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP; đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để quản lý, giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm.Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, phát hiện sớm bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi.

Đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế, giúp người dân được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao. Triển khai các giải pháp hình thành Hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; số hoá và triển khai sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, hình thành các bệnh viện thông minh. Thúc đấy triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt trong bệnh viện, cơ sở y tế.

Úng dụng công nghệ số, nền tảng số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; nghiên cứu xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thúc trực tiếp và trực tuyến, triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục. Triến khai Hệ thống Quản lý An sinh xã hội dùng chung cho tất cả các lĩnh vực của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Triến khai Nền tảng dữ liệu số; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch; hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển các phần mềm, tiện ích thông minh hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch.Triển khai hạ tầng số, nền tảng dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường, ưu tiên xây dựng, triển khai nền tảng dữ liệu đất đai, bản đồ số, tăng hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho tổ chức và công dân, góp phần phát triến kinh tế số, xã hội số.

Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc tuyên truyền, pho biến, tập huấn kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tuyên truyền, phô biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số quốc gia, các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình. Triển khai các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số.

 Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì tổ chức triển khai, phổ biến Kê hoạch này đến doanh nghiệp, cộng đồng đê thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh; kiêm tra, giám sát, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình thực hiện Kế hoạch.

Các sở, ban, ngành tinh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng, ban hành Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, xác định rõ nhiệm vụ, khối lượng công việc trong  Chuyên đối số hằng năm của đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện.

Thanh Tòng