Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trong điều kiện tác động biến đối khí hậu ngày càng cực đoan.Xác định công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, là ừách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân, cần xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. 

(Ảnh minh hoạ)

Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chính phủ vê công tác phòng, chông sạt lở bờ sông, bờ biển. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tuyên truyền cho người dân các kiến thức, kỹ năng ứng phó với sạt lở đất để giảm thiếu thiệt hại về người và tài sản; chủ động phối họp với chính quyền địa phương về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông, bờ biển.Thông tin về việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong quan trắc, giám sát sạt lở đất. Thông tin về kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn trong nước và nước ngoài về việc phòng, chống sạt lở đất.

Thu thập, thống kê, đánh giá, phân loại sạt lở bờ sông, bờ biển; đồng thời cập nhật dữ liệu các vị trí, hình ảnh và video tại các khu vực sạt đặc biệt nguy hiểm lên bản đồ trực tuyến webgis của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Phổi họp với các bộ, ngành, viện, trường, các chuyên gia thu thập dữ liệu về diễn biến bồi, lở, các yếu tố thủy, hải văn có tác động đến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, qua đó nghiên cứu, đề xuất các phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển để cập nhật vào quy hoạch phòng, chống thiên tai, thủy lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.

Tăng cường quản lý đối với các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển.Tuyên truyền, vận động người dân không tự ý sên vét lấy đất lòng sông, kênh rạch khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường họp vi phạm trong các hoạt động nạo vét. Quản lý chặt chẽ các hoạt động xây dựng, nâng cấp công trình, nhà ở ven sông, ven biển để bảo đảm sự ổn định của bờ sông, bờ biển không làm gia tăng nguy sạt lở; kiểm soát các hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy về tốc độ, tải trọng nhằm giải thiểu tác động gây sạt lở trên các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn.

Tăng cường phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tư, nâng cấp hệ thống dự báo khí tượng thuỷ văn của tỉnh theo hướng tự động, hiện đại; từng bước đầu tư bổ sung các trạm quan trắc hải văn, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở theo hướng 100% quan trăc tự động; trong đó ưu tiên lắp đặt tại các khu vực sạt lở nghiêm trọng và các khu vực nguy cơ cao bị sạt lở trên tuyến đê biển Tây, bờ biển Đông và khu vực bờ sông có nguy cơ sạt lở cao.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, tự động hóa trong giám sát, đánh giá, dự báo, cảnh báo sạt lở bờ sông, bờ biển. Phối họp với các Viện, trường nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc suy giảm bùn, tình trạng khai thác nước ngầm, sự thay đổi ché độ dòng chảy,... đên tình hình sạt lở đât lở bờ sông, bờ biển, từ đó đê xuât giải xử lý phù họp.

Tập huấn nâng cao tính chủ động cho chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư về ý thức, trách nhiệm trong việc phòng ngừa, xử lý sạt lở; tổ chức diễn tập ứng phó với các tình huống thiên tai, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cộng đồng; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tuyên truyền cho người dân các kiến thức, kỹ năng ứng phó với sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông, bờ biển.

Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra

sạt lở. Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều; khắc phục sạt lở bờ biển khu vực trọng yếu; di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc xây dựng công trình, nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biên. Trồng cây bảo vệ bờ đối với vùng ven biển.

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biên trên địa bàn tỉnh; chủ động bô trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguôn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi từ công tác phòng, chống sat lở bờ sông, bờ biển.

Cân đối nguồn ngân sách các cấp để tăng cường bố trí kinh phí cho công tác phòng, chông sạt lở bờ sông, bờ biên (nêu thiệt hại vượt quá khả năng cân đối của địa phương, kịp thời báo cáo, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định); đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ ừợ của Trung ương tập trung xử lý các công trình trọng điểm, cấp bách chống sạt lở đê biển Tây và bờ biển Đông và các công trình đã được ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Tập trung nguồn lực đầu tư các khu dân cư cấp bách ven biển gắn với sinh kế bền vững, để bố trí cho các đối tượng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ định canh, định cư. Tiếp tục rà soát, cập nhật các phương án phòng chống sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.

                                                 Thanh Tòng