Nhìn chung, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được kết quả khá tốt, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) nhiều nằm liền được cải thiện.

Giai đoạn 2021 – 2030, cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng; xác định là khâu quan trọng, đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn; phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất trên tất cả các ngành, lĩnh vực và các cấp chính quyền của tỉnh, phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá trên cơ sở phù họp với điều kiện thực tiễn của địa phương và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; nắm bắt kịp thời, tận dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không nóng vội, chủ quan, duy ý chí; phải lấy người dân làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Huy động tối đa sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào quá trình cải cách hành chính từ khâu ban hành văn bản đến triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và nhận xét, đánh giá. Đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính.

Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thế chế của tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao; phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức trên mọi lĩnh vực. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

1. Mục tiêu cải cách thể chế đến năm 2025:

+ Phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương được cụ thể hóa hoặc triển khai kịp thời; 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù họp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của tỉnh, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các khung khố pháp lý đê thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số theo quy định.

                 Đến năm 2030: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả hệ thống thể chế nền hành chính của tỉnh, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025:

+ Phấn đấu phân cấp giải quyết thủ tục hành chính đối với 20% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh; cắt giảm ít nhất 20% thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính mới ban hành khi công bố theo quy định.

+ 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thấm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp tối thiểu 80% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với cống Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên.

+ Phấn đấu 100% thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

+ Phấn đấu 100% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 40% trở lên.

+ 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

+ Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư tối thiểu đạt 85%.

                 Đến năm 2030: Tiếp tục cắt giảm ít nhất 20% thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính mới ban hành khi công bố theo quy định.

+ Tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 60% trở lên.

+ 100% thủ tục hành chính cung cấp mức độ 3, 4 của tỉnh được tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 bình quân cả tỉnh đạt tối thiểu 80%.

+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, đầu tư đạt tối thiểu 90%.

                   3. Mục tiêu Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đến năm 2025

+ Giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

+ 100% cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn số lượng cấp phó của cơ quan, đơn vị; của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc đúng theo quy định.

+ Tiếp tục rà soát, sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và các đơn vị ấp, khóm theo quy định.

+ Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng của người dân về việc cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

                 Đến năm 2030:Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng giảm họp lý đầu mối các tổ chức trung gian. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ công thiết yếu như: Y tế, trường mầm non, mẫu giáo, giáo dục phổ thông, bảo trợ xã hội và chăm sóc người có công...

+ Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

+ Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%; mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%.

4. Mục tiêu cải cách chế độ công vụ đến năm 2025

+  Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu họp lý, đáp ứng tiêu chuẩ chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Đên hết năm 2022, 100% côn chức, viên chức được bố trí đúng đề án vị trí việc làm được phê duyệt.

+ 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học (trừ chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, thực hiện theo quy định) và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.

                Đến năm 2030: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, ngang tầm nhiệm vụ: Phấn đấu có từ 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện và tưcmg đương; trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; 80% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

                   5. Mục tiêu cải cách tài chính công đến năm 2025

Thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan, đơn vị gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra; giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập và tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; tối thiếu 20% đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

                 Đến năm 2030: Giảm bình quân 15% chi trực tiếp ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số đến năm 2025

+ 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thông tin của tỉnh.

+ 80% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không phải cung cấp lại.

+ Tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

+ 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

+ 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Đến năm 2030:

+ 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

+ 100 % hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

+ 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

1. Mục tiêu Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số đến năm 2025

+ 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thông tin của tỉnh.

+ 80% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành không phải cung cấp lại.

+ Tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

+ 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

            + 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Đến năm 2030:  100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

+ 100 % hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

+ 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

+ Tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

+ Tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch úy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch cụ thế trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ gắn liền với chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị; có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính. Xây dựng và củng cố niềm tin của cán bộ, công chức, viên chức vào sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Qua đó, khơi gợi, phát huy và nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức; thúc đấy sự tự vươn lên học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác, nghiên cứu, tìm tòi và có những giải pháp, sáng kiến đế nâng cao hiệu quả công việc.

Trong quá trình triển khai thực hiện các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh) để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù họp.

                                                                                  Thanh Tòng