Ảnh minh họa (nguồn báo điện tử Chính phủ)

Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền về vị trí, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân trong giai đoạn mới; xác định nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng  nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; gắn xây dựng giai cấp nông dân với quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo thuận lợi để nông dân chủ động tiếp cận thị trường, các nguồn lực, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; có chính sách đặc thù hỗ trợ nông dân nghèo, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cư dân nông thôn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập họp nông dân vào tổ chức hội; xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, có trách nhiệm xã hội; khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, tương thân, tương ái, ý chí, khát vọng vươn lên, xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; quan tâm đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực tổ chức sản xuất cho nông dân; khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, sản phẩm nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn..., thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Đại hội Hội nông dân các cấp chuẩn bị và tổ chức tốt báo cáo trình đại hội, cần đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của Hội trong 5 năm qua; khẳng định những kết quả đạt được; nêu rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; căn cứ tình hình thực tế, chủ trương, đường lối của Đảng và chức năng, nhiệm vụ của Hội để đề ra phương hướng công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới bảo đảm phù hợp, sáng tạo, thiết thực, khả thi, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, góp phần nâng cao đời sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân.

Công tác nhân sự phải bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; lựa chọn được những người có đủ điều kiện, năng lực, uy tín, tâm huyết với công tác hội và phong trào nông dân; xây dựng cơ quan lãnh đạo hội các cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý, có sự kế thừa và phát triển. Quan tâm bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, người am hiểu nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cơ quan lãnh đạo Hội. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ Hội không đủ thời gian tái cử.

Ban Tuyên giáo Trung ương phối họp với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đại hội, công tác hội và phong trào nông dân trước, trong và sau đại hội; đấu tranh phản bác các quan điếm sai trái, thù địch, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát động, tố chức các phong trào thi đua trong các cấp hội với nhiều công trình, sản phấm nông nghiệp tiêu biểu, thiết thực chào mừng đại hội; kịp thời phát hiện, biếu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác hội và phong trào nông dân.

Các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng liên quan phối hợp, bảo đảm các điều kiện cần thiết đế hội nông dân các cấp tổ chức đại hội trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng tiến độ. Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo ban chấp hành hội nông dân các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội và quá trình tổ chức đại hội.

Đại hội hội nông dân cấp cơ sở hoàn thành trong quý 1/2023; đại hội hội nông dân cấp huyện hoàn thành trong quý 11/2023; đại hội hội nông dân cấp tỉnh hoàn thành trong quý III/2023; Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII tổ chức vào cuối quý IV/2023.

                                                                                          Thanh Tòng