Theo đó quy trình tiếp nhận quyết định hưởng và chi trả trợ cấp thất nghiệp có hai trường hợp cụ thể: (1) đối với trường hợp tiếp nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, văn bản quy định rõ trách nhiệm của các bộ phận: Tiếp nhận hồ sơ; Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội; Phòng Kế hoạch-Tài chính; Phòng Cấp sổ, thẻ; Phòng Quản lý thu; (2) với trường hợp tiếp nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng văn bản giấy qua đường dịch vụ bưu chính công ích, thực hiện quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH, cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy trình tại Quyết định số 505/QĐ-BHXH.

Thời hạn giải quyết là tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quy trình cũng nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị như sau:

Trách nhiệm của BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức thực hiện kịp thời theo đúng quy trình này. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc thì phản ánh kịp thời về BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin).

Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam: (1) Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức triển khai và hướng dẫn việc thực hiện quy trình này. Theo chức năng, nhiệm vụ kịp thời đề xuất, giải quyết vướng mắc trong tổ chức thực hiện. (2) Trung tâm Công nghệ thông tin: Điều chỉnh, bổ sung chức năng trên các phần mềm nghiệp vụ đáp ứng việc thực hiện Quy trình này; hướng dẫn, kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm nghiệp vụ. (3) Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ.

Các quy định không hướng dẫn tại văn bản này thì thực hiện theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, Quyết định số 505/QĐ-BHXH./.

Hứa Nguyên