Ảnh sơ đồ dự án (nguồn báo lao động)

Đầu tư Dự hình thành trục ngang trung tâm vừng đồng bằng sông Cửu Long qua thành phố cần Thơ, tỉnh An Giang, tinh Hậu Giang và tĩnh Sóc Trăng, kết nổi các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng đồng bằng sông Cừu Long.

Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư: Đầu tư khoảng 188,2 km, chia thành 04 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Tổng mức đầu tư của Dự án là 44.691 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 30.758 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 3.823,5 tỷ đồng và các nguồn vốn kết họp khác.

Thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án

                                                                                                 Thanh Tòng