(Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công) theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP); hướng dẫn về xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP), gồm:

- Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

- Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công;

- Phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công;

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ;

- Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công;

- Chế độ báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công;

- Xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công.

Theo đó, đối với các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công không sử đụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc phân phối sử dụng các nguồn tài chính; tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết; hạch toán kế toán và các quy định khác), đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Đồng thời, việc giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, các văn bản khác quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sàn công, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022. Các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006, Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017, Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính.

(Nội dung chi tiết tại Thông tư số 56/2022/TT-BTC)./.

Kim Kha