(Ảnh minh họa)

Theo Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

- Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300 nghìn đồng;

- Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500 nghìn đồng;

- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60 triệu đồng đến dưới 80 triệu đồng;

- Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc đóng vào Quỹ phòng, chống thiên tai.

 Đây là mức phạt tiền của cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền của cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng.

Như vậy, từ ngày 06/01/2022, đối với hành vi không đóng vào Quỹ phòng, chống thiên tai thì cá nhân có thể bị phạt đến 50 triệu đồng.

Theo Điều 10 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và Điều 12 Nghị định 78/2021 CP của Chính phủ quy định bắt buộc và mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai thiên tai như sau:

- Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

- Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:  Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động đóng 1/2 của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.  Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng 1/2 của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.  Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.

                                                                                                             Thanh Tòng