(Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh thường xuyên nghiên cứu học tập, tìm hiểu pháp luật)

 Công an tỉnh thực hiện các nhiệm vụ:  (1) Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quân chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. (2) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực tại các thời điểm khác nhau. (3) Tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến mọi đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm. (4) Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng Công an nhân dân. (5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. (6) Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật, hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở. (7) Bảo đảm các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

S Tư pháp: Thường xuyên rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng tại cơ sở để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp; nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và việc triển khai thực hiện Đề án. Động viên, khuyến khích thành viên, hội viên của những đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tư vấn pháp lý, cung cấp dịch vụ pháp lý; đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, người có uy tín và hiểu biết pháp luật trong cộng đồng... tích cực tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho Nhân dân.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau:  Định kỳ hằng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng báo cáo viên, cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ hội viên các đoàn thể trên địa bàn. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tham gia, hỗ trợ triển khai thực hiện Đê án. Ban hành hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ để động viên, khuyến khích và thu hút cán bộ tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở những địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội, vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điếm, phức tạp về ANTT. Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.

Khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đ án: Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố tích cực huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể, cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua các chương trình phổ biến, tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý, tư vấn hỗ trợ việc làm, cung cấp tài liệu, trang thiết bị phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật... theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật của quần chúng nhân dân tại các địa bàn cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Thông qua đó để phấn đấu đến năm 2027 cơ bản đạt được các mục tiêu của Đề án, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết pháp luật./.

Bài: Nguyên Hứa

Ảnh: Tuoitrecongancamau