1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông báo kết luận số 357/TB-VPCP ngày 03/11/2016 về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/4/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Phải xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, mọi khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao, đúng pháp luật; lấy kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chí đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Đồng thời, tìm tòi, phát huy cách làm mới, phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

3. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất của người đứng đầu đúng quy định, gắn việc tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Làm tốt công tác theo dõi, dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo và tập trung giải quyết kịp thời, dút điểm từ cơ sở các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ liên quan đến đất đai, xây dụng, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, các chính sách, chế độ có liên quan đến hỗ trợ khó khăn do bệnh dịch COVID-19,... không để người dân bức xúc yêu cầu lên cấp trên, không để phát sinh thành điếm nóng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đê kích động gây rối an ninh, trật tự, chống người thi hành công vụ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tố chức.

5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với thủ thưởng cơ quan, đơn vị và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyêt khiêu nại, tố cáo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, xử lý đơn, cập nhật đầy đủ, chính xác các vụ việc vào hệ thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6. Tạo điều kiện để Mặt trận Tố quốc Việt Nam, các tố chức chính trị - xã hội và nhân dân giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải coi trọng công tác dân vận, tuyên truyền, vận động, công tác hòa giải cơ sở; phát huy vai trò của Hội Nông dân, của Luật sư, Trợ giúp pháp lý... để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhận thức pháp luật của người dân.

7. Chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các quyết định, kết luận, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và chế độ báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao tố chức đối thoại để giải quyết khiếu nại, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phải tham dự đối thoại, trường hợp Thủ trưởng không dự được thì ủy quyền cho cấp phó đi thay, không ủy quyền cho cấp phòng hoặc đơn vị trực thuộc.

Chủ tịch Úy ban nhân dân tỉnh giao Chánh Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo này.

Phạm Thảo