Nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp trong việc tham gia thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội.

Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua của các đơn vị trong toàn Ngành Tư pháp. Phong trào thi đua được thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng và thực chất ở các đơn vị, địa phương và trong toàn ngành Tư pháp với nội dung thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, đơn vị, địa phương, gắn kết với thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức, góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2023-2025. Tuyên truyền, phổ biến về quan điểm của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo và các văn bản, đề án, chương trình liên quan do ngành Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo, tổ chức thực hiện,

Ngành Tư pháp chủ trì xây dựng, thẩm định, tham gia góp ý kiến đảm bảo chất lượng 100% các văn bản, đề án có liên quan đến chính sách pháp luật cho người nghèo; cung cấp ý kiến pháp lý có chất lượng, đúng thời hạn, đảm bảo về nội dung trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo.

Hướng dẫn, đổi mới cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nghèo; xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp giúp người nghèo được tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện các quyền, hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo nhằm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo và những vụ việc thi hành án dân sự cho các đối tượng phải thi hành án, được thi hành án là người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, chứng thực của người dân có chất lượng, đúng thời hạn, không để xảy ra tình trạng sách nhiễu, phiền hà, tiêu cực.Chủ động hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong giải quyết yêu cầu về đăng hộ tịch, chứng thực.

Nâng cao công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Triển khai hiệu quả các hoạt động Trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025. Có giải pháp triển khai sáng tạo, hiệu quả các hoạt động Trợ giúp pháp lý tại các địa bàn thụ hưởng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.

Các Cụm, Khu vực thi đua, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm các đối tượng là cán bộ công chức của ngành Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo bằng các hình thức phù hợp. Phấn đấu mỗi địa phương chọn ít nhất 01 xã nghèo trở lên để tham gia giúp đỡ, vận động các gia đình có điều kiện giúp đỡ hộ nghèo; vận động khuyến khích các gia đình thi đua lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân và gia đình khác về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo cuộc sống ấm no.

                                                             Thanh Tòng