Theo đó, nguyên tắc phối hợp đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong quá trình hoạt động; đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia, ký kết trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo đúng nội dung, hiệu quả. Bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước. Chỉ sử dụng thông tin được cung cấp phục vụ công tác nghiệp vụ và công tác tố tụng khi đủ điều kiện.

Hình thức phối hợp được lựa chọn phù hợp với nội dung, điều kiện phối hợp cụ thể, gồm: Công văn, thư điện tử, điện thoại, Fax; Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến; Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

Nội dung phối hợp trong công tác phòng ngừa tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố: Trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đối với nội dung phối hợp trong công tác đấu tranh chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố gồm: Trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; Thành lập “đường dây nóng” để tiếp nhận, xử lý thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố.

Trách nhiệm của Bộ Công an là chủ trì triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối hợp này, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quy chế phối hợp; của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quy chế phối hợp; Phổ biến Quy chế phối hợp này đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định tại Quy chế này./.

Duy Linh