- Nhiệm vụ diễn viên hạng I: Đảm nhiệm những vai diễn chính, có diễn xuất nội tâm đa chiều, phức tạp của các chương trình, tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; có quy mô lớn; thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có những sáng tạo độc đáo cho những nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc; nghiên cứu sâu nội dung kịch bản, tác phẩm; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc chân thực vai diễn, tiết mục; chủ trì, hướng dẫn, tổ chức theo sự phân công và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn; tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện; tham gia tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn.

- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 02 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc; được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.

- Nhiệm vụ diễn viên hạng II: đảm nhiệm tốt vai diễn được phân công; tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu sâu nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan, dưới sự giúp đỡ của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc để thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật, có những sáng tạo xuất sắc; thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc, chân thực vai diễn, tiết mục; tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện.

- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II: có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; Đáp ứng một trong các yêu cầu sau: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 01 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc;  Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

- Nhiệm vụ diễn viên hạng III: Đảm nhiệm vai diễn được phân công; tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, đảm nhiệm dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật có sáng tạo; thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.

- Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III: có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Nhiệm vụ diễn viên hạng IV: Đảm nhiệm vai diễn được phân công; tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật; thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2022 và bãi bỏ Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.

Hứa Nguyên