Theo đó, Nghị định này quy định về mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đàng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

Đồng thời, Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng đối với một trong các hành vi như: sàm sỡ, quấy rối tình dục; dâm ô với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; gây rối trật tự công cộng có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ…

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với các hành vi tổ chức đánh bạc: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với một trong các hành vi như làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 cùa Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xà hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, ưật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định ưách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

 Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xâ hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chừa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú xảy ra trước ngày 31/12/2022 dược áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định này./.

 

Hoàng Lộc