(Ảnh minh họa, nguồn camau.gov.vn)

Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:

- Định mức lao động trực tiếp quy định theo từng loại hình, quy mô công trình và đặc điểm vùng, miền. Tùy theo thời điểm, đặc thù trong hoạt động quản lý, vận hành công trình, đơn vị khai thác công trình thủy lợi bố trí lao động phù hợp. Loại hình, quy mô công trình thủy lợi thực hiện theo quy định phân loại công trình tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Cấp bậc công việc bình quân lao động quản lý, khai thác, vận hành đầu mối đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống gồm: Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại lớn: bậc 5/7; Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại vừa: bậc từ 3/7 đến 5/7; Đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống loại nhỏ: bậc 3/7.

Cấp bậc công việc bình quân lao động quản lý, khai thác, vận hành hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống, bờ bao thủy lợi và quản lý diện tích tưới tiêu: bậc từ 2/7 đến 4/7.

Việc bố trí lao động phải đảm bảo yêu cầu về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật hiện hành; Đặc điểm, điều kiện lao động công việc áp dụng theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động trực tiếp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT.

- Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu quy định trong điều kiện bình thường, tần suất mô hình mưa thiết kế, hệ số sử dụng nước và chế độ tưới, tiêu theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành. Việc phân loại máy bơm trong định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu được xác định theo lưu lượng thiết kế của các trạm bơm theo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc của nhà sản xuất máy móc, thiết bị. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu thụ điện năng bơm tưới và định mức tiêu thụ điện năng bơm tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT.

Việc phân loại công trình thủy lợi trong định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu theo công suất, lưu lượng thiết kế, chủng loại máy bơm của các trạm bơm và loại máy đóng mở, thiết bị nâng hạ được xác định theo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc của nhà sản xuất máy móc, thiết bị. Các loại vật tư, nhiên liệu chính cho bảo dưỡng máy móc, thiết bị gồm: dầu nhờn, mỡ các loại, dầu diezel, dầu thủy lực, giẻ lau, sợi amia ng. Định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu gồm: Tiêu hao vật tư, nhiên liệu để bảo dưỡng máy bơm và động cơ; Tiêu hao vật tư, nhiên liệu để bảo dưỡng máy đóng mở, thiết bị nâng hạ.

Đối với định mức tiêu hao điện năng để vận hành máy đóng mở, thiết bị nâng hạ xác định theo công suất, hiệu suất và thời gian vận hành. Việc xây dựng định mức tiêu hao điện năng theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT.

Định mức kinh tế - kỹ thuật về tiêu hao vật tư, nhiên liệu cho bảo dưỡng máy móc, thiết bị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 27/2022/TT-BNNPTNT.

- Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản mục chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp xác định theo hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp, chế độ chi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và pháp luật hiện hành có liên quan. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28/02/2023./.

Kim Kha