(Ảnh minh hoạ, nguồn báo điện tử Chính phủ)

Đối tượng áp dụng  đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiếu học ở vùng đồng bào dân tộc thiêu số và miền núi, nơi điều kiện giao tiếp tiếng Việt của trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một còn hạn chế. Trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là trẻ em người dân tộc thiếu số đang trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp Một và đủ tuổi vảo học lóp Một theo quy định Điều lệ trường Tiểu học.

Thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai đế dạy học tiếng Việt cho trẻ. Tổ chức thông qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá, phù họp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ trong độ tuổi chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.Tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy các kĩ năng học tập ban đầu, tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy và học văn hóa dân tộc.

Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung sau:

- Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một.

- Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản.

- Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.

- Hình thành và phát triến năng lực đọc.

- Hình thành và phát triến năng lực viết.

Các nội dung tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Tập cho trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiếu học: không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vuỉ chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập. Trẻ được tham gia học tập được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thế theo quy định của lớp, trường. Biết cách sử dụng tiếng Việt trong những nghi thức giao tiếp cơ bản: cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản. Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù họp với lứa tuối. Nghe - hiểu và nói được một số mẫu câu giao tiếp đơn giản theo chủ đề như lời đề nghị, yêu cầu, xìn phép...

Rèn kĩ thuật sử dụng sách, kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách; cách đưa mắt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, đọc theo các mức độ (to- nhỏ- nhẩm- thầm).

Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li. Biết cách xác định đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, dòng kẻ, ô ly và điếm tọa độ khi  chữ, chữ số: điểm đặt bút, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc. Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu; nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải; nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.

Thời lượng thực hiện không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là một tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khí trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế đế bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.

Địa điếm tổ chức dạy và học tại trường tiểu học: tại điểm trường chính hoặc tại các điểm trường lẻ của trường tiểu học bảo đảm thuận tiện đi lại, an toàn và phù họp với tâm sinh lí của trẻ. Lớp học phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù họp, đúng quy định, có đủ nước sạch; không gian thân thiện có góc văn hóa địa phương, góc bổ trợ học ngôn ngữ... Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, các trang thiết bị, tài liệu dạy học phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một bảo đảm hiệu quả, chất lượng.

Bố trí giáo viên tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một, ưu tiên những giáo viên có năng lực tốt, cỏ tay nghề vững vàng, biết tiếng dân tộc và am hiếu văn hóa địa phương, dân tộc của trẻ. Giáo viên hỗ trợ trẻ lựa chọn và thực hiện các hoạt động học tập phù hợp với năng lực của trẻ, những nội dung, ngữ liệu học tập gần gũi với cuộc sống thực tế của trẻ; khích lệ, động viên trẻ trong quá trình dạy và học; hình thành cách học và nền nếp cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến lớp.

Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt ở gia đình: nói chuyện với trẻ bằng tiếng Việt, dùng ngôn ngữ phố thông trong giao tiếp với người khác khi có mặt trẻ.Triển khai hoạt động nhóm cha mẹ/người giám hộ cùng chia sẻ kiến thức kinh nghiệm phối họp với nhà trường về nuôi dạy trẻ. Tham gia cùng trẻ vào những hoạt động hỗ trợ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

Nhà trường chủ động tuyên truyền, vận động cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ đưa trẻ đến lớp chuyên cần, đúng giờ; thông báo tới gia đình trẻ về kế hoạch và hoạt động giáo dục trong thời gian chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một; thường xuyên trao đổi với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ về tình hình rèn luyện, học tập và thông nhất biện pháp hỗ trợ trẻ; tạo điều kiện để cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ đến lớp tìm hiếu và hỗ trợ trẻ học tập; huy động, tạo điều kiện để gia đình trẻ tham gia xây dựng nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng góp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường tiếu học và các tố chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.

                                                         Thanh Tòng