Trong thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau luôn quan tâm lãnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành quy chế hoạt động, tổ chức hội nghị triển khai, tuyên tuyền sâu rộng các nội dung, biện pháp hội nhập quốc tế đến các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp và người dân.

Thông qua hội nhập quốc tế kim ngạch xuất khẩu Cà Mau không ngừng được tăng lên, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GRDP của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013 - 2023 ước đạt được 11,242 tỷ USD, đến nay, thị trường xuất khẩu của tỉnh được mở rộng lên trên khoảng 60 nước, vùng lãnh thổ. Tỉnh Cà Mau tiếp tục là địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm, đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại của cả nước.

Tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực quan hệ thu hút, mời gọi đầu tư vào các dự án động lực của tỉnh như: Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, đầu tư hạ tầng Khu phi thuế quan Khu kinh tế Năm Căn, đầu tư hạ tầng Trung tâm Tài chính - Thương mại Khu Kinh tế Năm Căn, dự án Khu du lịch Mũi Cà Mau. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 441 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 144 tỷ đồng (trong đó có 09 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư 153 triệu USD). Cà Mau mời gọi đẩu tư trên nhiều lĩnh vực; tiếp và làm việc với các nhà đầu tư thuộc các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, ủc, Thái Lan, Trung Quốc... 

Tỉnh Cà Mau luôn quan tâm hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tham gia tích cực vào các diễn đàn trong khu vực, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đối khí hậu trong khu vực Châu Á, khối các nước ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Kông, tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ); thu hút, mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đã thu hút 14 dự án đầu tư về lĩnh vực năng lượng tái tạo với tổng vốn thu hút đầu tư 41.523.414 triệu đồng. Các Chương trình, Dự án, Đề án hợp tác với các đối tác nước ngoài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế…. trên địa bàn tỉnh luôn được tỉnh quan tâm. Trên cơ sở các biên bản đã ký kết với các địa phương, trong giai đoạn 2013 - 2023, tỉnh Cà Mau đã đưa 1.389 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, nguồn nhân lực có tay nghề còn thấp. Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, chồng chéo, khó khăn trong công tác quản lý, kết cấu cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đường giao thông, giao thương chưa thuận lợi, ... việc thu hút vốn đầu tư FDI gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, chưa hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư. Tình hình bảo vệ môi trường các khu công nghiệp chưa được giải quyết triệt để. Một số nội dung ký kết trong các thỏa thuận, Bản ghi nhớ chưa đạt được hiệu quả cao; có những hợp tác về kinh tế, chỉ dừng ở mức trao đổi hợp tác hữu nghị.

Vị trí địa lý của Cà Mau xa các trung tâm kinh tế của vùng, khu vực, hệ thống giao thông chưa thuận lợi trong việc vận chuyến hàng hóa, từ đó khó khăn trong việc mời gọi đầu tư. Doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh mặc dù có phát triển, nhưng phần lớn quy mô còn nhỏ, hạn chế năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh chưa cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, địa phương chưa được đào tạo bài bản, chưa cập nhật thường xuyên về các thông tin, tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ về quan hệ quốc tế.

Dư báo tình hình trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vừa có những biến đổi thuân lợi, vừa có khó khăn thách thức, tác động mạnh đến hợp tác đầu tư, giao lưu kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, ... của đất nước và của tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đứng trước những thách thức mới.

Xác định hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, quan trọng, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhằm tiếp tục mở rộng thị trường giao lưu, trao đổi, hoạt động hội nhập kinh tế, tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm phát triển nhanh và bền vững đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và tiếp tục quán triệt đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong tình hình mới. Cà Mau cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực thống nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến từng địa phương, doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức trong xã hội.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh với nội dung về hội nhập quốc tế; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề về hội nhập quốc tế, kịp thời thông tin về các ưu đãi của các Hiệp định thương mại’tự do Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA, EVIPA, RCEP.'.); nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố các thị trường truyền thông, mở rộng các thị trường mới đế đẩy mạnh xuất khẩu, các mặt hàng của tỉnh có tiềm năng, lợi thế. Tích cực phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương, sự liên kết giữa các địa phương, vận dụng linh hoạt chủ trương chính sách hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ ứng dung vào sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy luật hoạt động cơ chế thị trường và đường lối của Đảng, Nhà nước.

 Ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư với điều kiện đặt thù của tỉnh; các chính sách pháp luật có liên quan đến sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Các cơ quan Nhà nước chủ động xác định các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tê mang lại một cách hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuê và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; không ngừng nâng cao năng suât, chât lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh; chú trọng phát triển kinh tế biến và ven biến. Đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, nguồn nhân lực chất lượng cao có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức, kỹ năng hội nhập, nắm vững nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập trong giai đoạn mới.

                                                   Thanh Tòng