Theo đó, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đề nghị các đon vị thành viên Ban Chỉ đạo, UBND huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trưong, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống mua bán người nói riêng, tăng cường triển khai, thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Công an tỉnh phát huy vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh trong tham mưu, điều phối triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người ”, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người.

Công an huyện, thành phố Cà Mau tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối họp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò của lực lượng Công an cấp xã trong công tác phòng, chống mua bán người, nhất là trong công tác nắm tình hình, quản lý cư trú, quản lý đối tượng,... tại cơ sở. Quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; kịp thời khởi tố liên quan đến mua bán người; xác lập, điều tra, triệt phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực địa bàn giáp ranh, tuyến ven biển và trên biển; triển khai các chương trình, mô hình phát huy hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người, như: Mô hình “Tiếng loa Biên phòng”; Chương trình “Đông hành cùng phụ nữ biên cương”, “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”... Phối họp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chổng mua bán người ” và “Ngày toàn dân phòng, chong mua bán người 30/7”.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại việt Nam... Hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức giới thiệu việc làm và tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài, trong thời gian tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động cần lồng ghép, cung cấp kiến thức về phòng, chống mua bán người. Chỉ đạo triển khai hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội và quảng bá rộng rãi số điện thoại của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đồng thời là đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người, nội dung thông tin ngày 30/7 là “Ngày thế giới phòng, chống mua bản người” và “Ngày toàn dân phòng, chng mua bán người” trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình tuyên truyền.

Sở Tư pháp: Phối hợp Công an tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến mua bán người. Tham mưu Hội đồng phối họp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phố biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù họp với từng đối tượng, tính chất vụ việc và địa bàn. Quản lý chặt chẽ, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho, nhận con nuôi nhằm chủ động phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này đế mua bán người. Làm tốt công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với nạn nhân bị mua bán.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch, hoạt động của cơ sở lun trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm chủ động phát hiện việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người; tổ chức, hướng dẫn tuyên truyền về phòng, chống mua bán người trong hoạt động kinh doanh du lịch. Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong các hoạt động thế thao, văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật bằng hình thức phù họp; phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở trong tuyên truyền về phòng, chống mua bán người gắn với phong trào xây dựng ấp, khóm, khu dân cư.

Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục kỹ năng sống, pháp luật về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học, lứa tuổi. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên và hướng dẫn học sinh, sinh viên biết cách khai thác, sử dụng mạng xã hội hiệu quả, cảnh giác trước các thủ đoạn lừa gạt, lôi kéo của tội phạm mua bán người.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh triển khai cao điểm tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống mua bán người; đa dạng hóa hình thức để thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người, tập trung phát sóng vào khung giờ có nhiêu người theo dõi; chủ động xây dựng, phát sóng, đăng tải các phim phóng sự, tin bài, tọa đàm về chủ đề phòng, chống mua bán người; đưa tin về các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chổng mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chong mua bản người - 30/7” trong các Bản tin thời sự.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên, công nhân lao động... tích cực tham gia phòng, chống mua bán người. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tăng cường công tác giám sát việc thực thi pháp luật về phòng, chống mua bán người; tuyên truyền, phố biến sâu rộng về pháp luật phòng, chống mua bán người và phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người cho phụ nữ và trẻ em; nhân rộng mô hình công tác dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng, góp phần ổn định cuộc sống, giảm nguy cơ, rủi ro mua bán người.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra lĩnh vực, cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tội phạm mua bán người; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người. Chủ động nhận diện, đánh giá tình hình tội phạm mua bán người tại địa phưong; đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người. Huy động nguồn lực hợp pháp cho công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa phưong.

. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền về phòng, chống mua bán người (qua hệ thong thông tin đại chúng, thông tin cơ sở, các trang mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng,...); chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người để chủ động phòng tránh. Tổ chức tuyên truyền trực quan tại cơ quan, các tuyến phố, cộng đồng dân cư hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chng mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chng mua bản người - 30/7”.

                                                         Thanh Tòng