(Ảnh minh họa, nguồn www baochinhphu.vn)

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhằm giải quyết việc làm cho nguồn lao động của tỉnh, đặc biệt là lực lượng thanh niên, giúp người lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phân thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triến kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số. 

Tạo được nguồn lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp; khi về nước, thông qua công tác đưa người lao động Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng trong tình hình mới nhằm quảng bá văn hóa, hình ảnh và những giá trị tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng đến cộng đồng quốc tế.

Năm 2023 - 2025, phấn đấu đưa từ 1.700 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (trong đó, năm 2023 là 400 lao động; năm 2024 là 600 lao động; năm 2025 là 700 lao động). Năm 2026 - 2030, hằng năm phấn đấu đưa từ 800 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và tố chức chính trị - xã hội các cấp đối với công tác đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đảm bảo đi vào chiều sâu, chặt chẽ, hiệu quả.

Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng trên địa bàn với sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Đưa chỉ tiêu tạo nguồn, chỉ tiêu xuất khấu lao động vào chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã; giao chỉ tiêu cụ thế cho từng ấp, khóm. Đẩy mạnh việc theo dõi, trao đổi thông tin giữa địa phương và doanh nghiệp để phối hợp quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý các trường hợp rủi ro bất khả kháng trong quá trình tham gia làm việc ở nước ngoài của người lao động.

Định kỳ sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm cùng, qua đó đề ra giải pháp thực hiện thời gian tiếp theo. Thực hiện chặt chẽ công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp đẩy mạnh và thường xuyên phân luồng đào tạo ngoại ngữ tại một số điểm trường trung học phổ thông, rà soát nhu cầu nguồn lực lao động tại các địa phương đăng ký đi lao động ở nước ngoài. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm và người lao động, đào tạo trong các trường nghề để tư vấn đi làm việc ở nước ngoài.

 

                                                                       Thanh Tòng