- Mục tiêu chung của Đề ánXây dựng Bộ pháp điển gắn với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Hoàn thiện Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng theo quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;  Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, duy trì và phổ biến, hướng dẫn việc khai thác, sử dụng Bộ pháp điển nhằm thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ và phục vụ nhu cầu tiếp cận, tra cứu pháp luật hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể của Đề ánkhắc phục hạn chế, bất cập của Bộ pháp điển hiện nay; Tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện các kỹ thuật pháp điển hợp lý, khoa học hơn, góp phần thuận tiện trong khai thác, sử dụng Bộ pháp điển; Bộ pháp điển được phổ biến, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng bằng nhiều phương thức, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; Bộ pháp điển cùng với các cơ sở dữ liệu về pháp luật được quản lý, vận hành thống nhất, đồng bộ, kết nối dữ liệu thông tin pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận, tra cứu pháp luật của người dân và doanh nghiệp; Phấn đấu 80% công chức các bộ, ngành và địa phương được phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, có 50.000 lượt truy cập Bộ pháp điển mỗi ngày; Phấn đấu 100% các bộ, ngành và địa phương đều có báo cáo viên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ pháp điển tại cơ quan, địa phương mình.

Quan điểm chỉ đạo của Đề án: cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; bám sát, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Kế thừa kết quả xây dựng Bộ pháp điển và tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật pháp điển bảo đảm khoa học, lôgic, dễ khai thác, sử dụng; Bảo đảm khả thi, phù hợp với thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay khi nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và nguồn lực thực hiện; Gắn việc nâng cao chất lượng Bộ pháp điển với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, xã hội số trong bối cảnh toàn cầu hóa, số hóa hiện nay;  Xác định cụ thể nội dung và thời gian thực hiện công việc của các cơ quan có liên quan trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.

- Để thực hiện các mục tiêu trên Đề án đã đề ra 05 giải pháp: (1) Rà soát, hoàn thiện Bộ pháp điển bảo đảm chính xác, đầy đủ theo quy định; (2) Tổ chức nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật pháp điển bảo đảm Bộ pháp điển sắp xếp hợp lý, khoa học hơn; (3)Tuyên truyền, phổ biến Bộ pháp điển hiệu quả, chất lượng; (4) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng, duy trì, quản lý và khai thác, sử dụng Bộ pháp điển;  (5) Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển./.

Hứa Nguyên