- Đối với nhiệm vụ chung: (1) Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (2) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giải đáp nghiệp vụ, khó khăn, vướng mắc; trả lời kiến nghị của sở, ngành, địa phương về những nội dung thuộc phạm vi quản lý; (3) Xây dựng và triển khai mô hình mới, có hiệu quả trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Đối với nhiệm vụ cụ thể:

Về Công tác PBGDPL, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: (1) Phổ biến các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân, tập trung vào các văn bản pháp luật mới thông qua năm 2021, 2022; các văn bản, quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh...; (2) Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh; (3) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. (4) Tổ chức đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo định kỳ; (5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; (6) Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương; (7) Triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường; (8) Củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; (9) Tiếp tục triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, khai thác, quản lý Tủ sách pháp luật ở những xã đặc biệt khó khăn) bảo đảm thiết thực, hiệu quả; (10) Triển khai thực hiện các đề án, chương trình phối hợp về PBGDPL.

Về hoạt động hòa giải ở cơ sở:  (1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; (2) Rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở, chú trọng thu hút lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức đã công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; (3) Phối hợp với cơ quan dân vận các cấp trong việc đẩy mạnh thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; (4) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho Hòa giải viên; Tiếp tục triển khai thực hiện và tổng kết mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại 03 đơn vị thí điểm tại: Thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi; phường 9, thành phố Cà Mau và xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình; (5) Tiếp tục triển khai thực hiện và tổng kết Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”.

- Về chuẩn tiếp cận pháp luật: (1) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; (2) Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 – 2025; (3) Tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.

Xem chi tiết Kế hoạch số 14/KH-UBND tại đây

Hứa Nguyên