Để xử lý những hành vi vi phạm hành chính về động vật hoang dã, góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi (sau dây gọi tát là Nghị định 07). Trong đó, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/ND-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lình vực Lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 35).

Sân chim nằm trong Khu tưởng niệm Bác Hồ, thành phố Cà Mau (nguồn:camau.gov.vn)

Theo đó, Nghị định số 07 bổ sung xử lý vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên cạn khác và loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), cụ thể:“Hành vi vi phạm hành chính đổi với động vật hoang dã trên cạn khác hoặc động vật hoang dã nguy cẩp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quổc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cp thì áp dụng xử phạt như đi với động vật rừng thông thường. Trường hợp hành vì vi phạm đổi với động vật hoang dã trên cn khác trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên thì áp dụng khung tiền phạt cao nhất như đối với động vật rừng thông thường; áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với khung phạt đó."

Trong đó, khái niệm “Động vật hoang dã trên cạn khác” là các loài động vật thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.”

Với quy định này, có thể hiểu là kể từ ngày 10/01/2022, vi phạm đối với hầu hết các loài động vật hoang dã (bao gồm chim di cư, những loài có hoặc không có phân bổ tự nhiên tại Việt Nam mà chưa xác định được có phải động vật rừng thông thường không) đều đã có quy định chế tài để xử lý, chỉ trừ 27 loài động vật không được coi là động vật hoang dã thuộc Danh mục đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021.

Bổ sung một số mức phạt tiền

Tại Nghị định 07, các mức phạt tiền của Điều 21, 22 và 23 Nghị định 35 đã được thay đổi, cụ thề mức phạt thấp nhất là 1 - 5 triệu đồng, bổ sung thêm mức phạt 5-10 triệu đồng và mức phạt kế tiếp là 10 - 25 triệu đồng. Giá trị của tang vật làm căn cứ xử phạt cũng được sửa đổi, bổ sung để tương ứng với thay đổi về các mức phạt tiền này.

Theo khoản 9 Điều l Nghị định 07, vẫn giữ nguyên mức phạt tiền như cũ, song sửa đổi tên hành vì thành “mang dụng c, công cụ" và thay đổi căn cứ xử phạt thành dựa trên loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng), không còn dựa trên số lượng dụng cụ như trước đây.

Khoản 9 Điều 1 Nghị định 07 cũng quy định mức phạt từ 01 - 1,5 triệu đồng cho hành vi: “Quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng vả sn phẩm của chúng trái quy định của pháp luật đối vi các loài không thuộc Phụ lục III của Luật Đầu tư”.

Như vậy, phạm vi xử lý những vì phạm về quảng cáo để kinh doanh động vật rừng và sản phẩm của chúng trái phép theo Nghị định 35 đã được giới hạn chỉ áp dụng đối với những loài không thuộc Phụ lục III của Luật Đầu tư (Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm) nhằm phân định với việc xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi quảng cáo hàng hóa cấm kinh doanh theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Theo đó, trường hợp một đối tượng có hành vi quảng cáo để kinh doanh dộng vật rừng và sản phẩm của chúng mà loài này thuộc Phụ lục III Luật Đầu tư, đối tượng sẽ bị xử lý theo quy định về quàng cáo hàng hóa cấm kinh doanh tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Trong khi đó, nếu đổi tượng quảng cáo để kinh doanh động vật rừng hoặc sản phẩm không thuộc Phụ lục III Luật Đầu tư thì sẽ bị xừ phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 07.

Một đối tượng vừa có hành vi quảng cáo đối với loài thuộc Phụ lục III của Luật Đầu tư và các loài động vật rừng khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các Điều 16 Nghị định 35 và Điều 33 Nghị định 38.

Xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lâm sn trái pháp luật

Khoản 14 Điều 1 Nghị định 07 bổ sung thêm hành vi “xuất khẩu”, “nhập khẩu” bên cạnh hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật. Theo đó, các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản không có hổ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó sẽ bị xừ lý theo Điều 23 Nghị định 35.

Hành vi “tàng trữ lâm sản trái pháp luật” và “nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định”

Khoản 14, Điều 1 Nghị định 07 bổ sung thêm 01 khoản mới vào Điều 23 Nghị định 35 như sau: “24. Hành vi tàng trữ lâm sản trái pháp luật có tang vật là động vật còn sống thì bị xử phạt về hành vi nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.”

Về thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hầu hết các chức danh có thẩm quyền xử phạt đều có quyền: "Tịch thu tang vt, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt..."

Điểm k, khoản 73 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (có hiệu lực kể từ 01/01/2022) quy định như sau: "Thay cụm từ "có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khon này” bằng cụm từ "có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại các quy định về người có thẩm quyền xử phạt, trong đó bao gồm Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Thanh tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Đồng thời, Luật này sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt đối với nhiều chức danh thuộc lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường và Hải quan.

Trên cơ sở đó, từ các khoản từ 17 đến 25 Điều 1 của Nghị định 07 đã cụ thể hóa các thay đổi của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử lý, ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về động vật hoang dã.

Hiện nay, tình trạng săn bắn, buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng. Vì vậy việc tuyên truyền, xử lý nghiêm các vi phạm về đến động vật hoang dã, sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã.

 

Ngọc Phạm