Chân dung nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu (1902-1941)- Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)Nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, cống hiến, đóng góp của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp và nhân cách cao đẹp của đồng chí Phan Đăng Lưu; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, noi gương đồng chí Phan Đăng Lưu và các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, tích cực học tập, lao động và công tác, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nội dung tuyên truyền: Cuộc đời, sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng và công lao, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam của đồng chí Phan Đăng Lưu - một tấm gương sáng ngời về ý chí và tinh thần cách mạng; một nhân cách cộng sản mẫu mực; người chiến sĩ cộng sản kiên trung, anh hùng, bất khuất; cả cuộc đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, không màng danh lợi.

Khẳng định đồng chí Phan Đăng Lưu là nhà lãnh đạo tài năng, có những đóng góp quan trọng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng và sự nghiệp chung của cách mạng Việt Nam; sáng suốt trong hoạch định đường lối và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí và văn học cách mạng nước nhà.

Những phẩm chất đạo đức cách mạng cao đẹp của đồng chí Phan Đăng Lưu: Kiên định lý tưởng cách mạng, sắt son niềm tin với Đảng, với nhân dân; luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, với đường lối cách mạng của Đảng, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; tinh thần say mê, miệt mài học tập, rèn luyện, không ngừng trau dồi tri thức nhằm phục vụ Đảng, cách mạng, dân tộc, nhân dân; đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng yêu thương đồng đội, đồng chí, đồng bào.

Cách hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; trang thông tin các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố; mạng xã hội; thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền trực tiếp và cổ động trực quan phù hợp, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

                                                                                    Bài: Thanh Tòng

(Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)