Theo đó mục tiêu chung của Kế hoạch là: Triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi tắt là “Đề án”) nhằm huy động người dân tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi, đánh giá chính sách, quy định, hoạt động cải cách hành chính nhà nước và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước kịp thời, chính xác, khách quan, góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2023 - 2030, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là: Người dân, xã hội được thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về chính sách, quy định, hoạt động, kết quả cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là "các bộ, ngành, địa phương"); người dân, xã hội được cung cấp các điều kiện, công cụ dễ dàng, tin cậy để tham gia phản hồi ý kiến, góp ý đối với các chính sách, quy định, hoạt động, kết quả cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương; các chỉ tiêu liên quan về phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh quốc gia được lồng ghép, thực hiện thông qua bộ Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương được báo cáo, thông tin kịp thời về tình hình triển khai, kết quả, tác động của cải cách hành chính đối với người dân, xã hội và các đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chất lượng phục vụ người dân dựa trên cảm nhận, mong đợi của người dân, xã hội.

Kế hoạch yêu cầu: Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật và các quy định khác liên quan. Phù hợp với Quyết định số 979/QĐ-BNV ngày 18 tháng 11 năm 2020 phê duyệt Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030”. Có sự tham gia của người dân, sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ: (1)Xây dựng các chương trình phối hợp; (2) Xây dựng, công bố Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022 (SIPAS 2022); (3) Đánh giá tác động; kiểm tra việc sử dụng Chỉ số SIPAS 2022 tại địa phương; (4) Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023 - 2030; (5) Triển khai Trang Thông tin điện tử cải cách hành chính; (6) Triển khai cơ sở dữ liệu trực tuyến; (7) Khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính; (8) Khảo sát trực tuyến đo lường sự hài lòng; (9) Khảo sát trực tuyến phục vụ xác định Chỉ số cải cách hành chính; (10) Đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS 2023); (11) Thông tin, tuyên truyền; (12) Vận hành, quản lý, quản trị Hệ thống và thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có).

Trong Kế hoạch giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thông tin, tuyên truyền về việc triển khai và kết quả triển khai Kế hoạch trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương tới người dân, cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan khác./.

Hứa Nguyên