Là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật về hòa giải.

Là sự thỏa thuận ý chí, thể hiện quyền tự định đoạt của các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Nói cách khác, chủ thể trong quan hệ hòa giải phải chính là các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả hòa giải thành hay không thành hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tranh chấp có tìm ra được giải pháp giải quyết tranh chấp không.

Các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, giúp họ đạt được thỏa thuận, tìm ra được hướng giải quyết tranh chấp, chấm dứt bất đồng, xung đột. Bên thứ ba chính là hòa giải viên, có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp.

 Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật, phải phù hợp đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Dù thỏa thuận hòa giải thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng nếu thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì không được công nhận.

Vai trò của hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, thể hiện trên những mặt sau:

Là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật.

 Góp phần giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân; củng cố, phát huy tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình, cộng đồng; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Công tác hòa giải ở cơ sở thể hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thông qua đó nhân dân, xã hội trực tiếp tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

Bằng hoạt động hòa giải ở cơ sở, các bên tranh chấp đã tự mình giải quyết tranh chấp, xung đột trên cơ sở mong muốn, hài hòa lợi ích của các bên. Hòa giải viên là người hoạt động vì lợi ích cộng đồng, họ không hướng tới mục tiêu lợi nhuận; công việc của hòa giải viên là hàn gắn những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình, dòng họ, tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng với nhau; để từ đó không cần đến sự can thiệp của Nhà nước đối với những công việc mà xã hội có thể tự làm được. Điều này thể hiện cao quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Hiến pháp năm 2013.

 Hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần tích cực trong việc giảm áp lực cho các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Kết quả hòa giải thành ở cơ sở phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, bởi nội dung thỏa thuận khi hòa giải thành là ý chí của các bên tranh chấp, các bên hài lòng với giải pháp đã thống nhất nên thường tự giác thi hành một cách nhanh chóng (đa số các trường hợp không cần tòa án công nhận). Vì thế, các mâu thuẫn được triệt tiêu hoàn toàn nên không có khiếu kiện (bao gồm cả khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài). Thực tế cho thấy, mọi vấn đề đều nảy sinh từ cơ sở và ở đâu làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó an toàn chính trị, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần trực tiếp tác động đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân.

Công tác hòa giải ở cơ sở giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để; ít tốn kém về thời gian, nhân lực. Hòa giải viên ở cơ sở là người sinh sống tại địa bàn dân cư nên họ có điều kiện phát hiện sớm và nắm bắt được nội dung vụ, việc, tranh chấp. Ngay khi vụ việc vừa phát sinh, hòa giải viên ở cơ sở biết được sự việc, có mặt kịp thời để can ngăn sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu (khi biết sự việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì không cần đơn yêu cầu hay giấy đề nghị của các bên, hòa giải viên có mặt ngay để hòa giải), dàn xếp ngay, làm cho sự việc lắng xuống, các bên bình tĩnh lại và từ đó hướng dẫn, giúp đỡ các bên hóa giải mâu thuẫn một cách ổn thỏa. Thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở cho thấy, có những vụ việc nếu không được hòa giải kịp thời thì sự việc bị dồn nén lâu ngày, âm ỉ trong mỗi bên, đến khi bùng phát trở nên nghiêm trọng, thậm chí thành hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Hòa giải ở cơ sở sẽ kịp thời dập tắt xung đột, không để mâu thuẫn trở nên gay gắt, không vượt qua giới hạn, giúp cho các bên tránh được việc giải quyết xung đột bằng bạo lực. Khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, các bên không phải trả lệ phí, không mất nhiều thời gian tham gia vụ kiện, công việc không bị ảnh hưởng.

Kết quả hòa giải thành ở cơ sở phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, góp phần giảm khiếu kiện của nhân dân. Khi hòa giải thành, nội dung thỏa thuận là ý chí của các bên tranh chấp, các bên hài lòng với giải pháp giải quyết do chính họ đưa ra nên thường là tự giác thi hành một cách nhanh chóng (đa số các trường hợp không cần tòa án công nhận, họ tự nguyện thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận). Vì thế, các mâu thuẫn được triệt tiêu hoàn toàn nên không có khiếu kiện (bao gồm cả khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài). Thực tế cho thấy, mọi vấn đề đều nảy sinh từ cơ sở và ở đâu làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó an toàn chính trị, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

Mặt khác, đối với bản án, khi thi hành thường gặp nhiều trở ngại khó khăn vì nhiều đương sự không hài lòng với quyết định của bản án; việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của bản án mang tính bắt buộc nên đương sự có nghĩa vụ thường không tự nguyện thi hành, từ đó cần đến việc giải quyết của cơ quan Thi hành án dân sự. Điều này tạo áp lực cho cả đương sự và cơ quan thi hành án, một số trường hợp đương sự không đồng ý với việc thi hành án đã khiếu nại, khiếu kiện, dẫn đến tình trạng vụ việc bị kéo dài nhiều năm.

Tiết kiệm chi phí Khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, các bên tiết kiệm và giảm thiểu rất nhiều chi phí. Hiện nay, vụ việc hòa giải ở cơ sở không tính phí, hòa giải viên làm việc trên cơ sở tự nguyện, vì lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng.

Hứa Nguyên