Theo đó yêu cầu của Kế hoạch là: Tiếp tục triến khai, tố chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN,TC, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về PCTN,TC; tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động để ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn; Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, công chức và nhân dân về PCTN,TC, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí.

 Kế hoạch đề ra một số nội dung cần tập trung thực hiện như sau:

Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN,TC: Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiêt kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tố chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng: Thực hiện công khai, minh bạch về tố chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, tố chức, đơn vị; Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tồ chức, đơn vị; Chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt; Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng: Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, qua phản ánh và qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN,TC: Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN,TC, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực; nâng cao vai trò phản biện, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN,TC; Các cơ quan báo chí, nhà báo tham gia đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động PCTN,TC và vụ việc tham nhũng; phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTN,TC và vụ việc tham nhũng.

Thực hiện công tác PCTN,TC trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 1759/UBND-NC ngày 01/4/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình; thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng. Thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; có trách nhiệm phản ánh, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị./.

Hứa Nguyên