Nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả.

 Mục tiêu đến năm 2025:; Công nhận ít nhất 05 sản phẩm đạt 05 sao và ít nhất 197 sản phấm đạt 03 - 04 sao; có ít nhất 30% chủ thể OCOP là Hợp tác xã`, 12% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ có sản phấm được công nhận từ 03 sao trở lên; 5% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn; 100% người lao động OCOP được đào tạo, tập huấn với trình độ phù hợp;100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại.

Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ họp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Sản phâm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Một số giải pháp: Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, gồm; các sản phẩm mới được hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, có chất lượng nổi trội, đặc trưng, được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa, sản phẩm ngành nghề truyền thống; sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa địa phương.

Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đối mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP. Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng.

Tiếp tục hỗ trợ các chủ thế cải thiện, đổi mới công nghệ, quy trình kỹ thuật; mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng của việc truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù họp với yêu cầu của thị trường; sử dụng và khai thác hiệu quả các nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ...

Đấy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thế có đủ điều kiện nâng cấp thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể hoặc doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, doang nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP; đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phấm OCOP.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thưcmg mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triến lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá trong và ngoài tỉnh; giới thiệu sản phâm OCOP đặc săc thường niên găn với văn hóa địa phương; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm gắn với các khu du lịch trọng điểm; tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Cà Mau và các tỉnh Đồng bàng sông Cửu Long năm 2023.

Hồ trợ đưa tất cả sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài tỉnh; các điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, điểm dừng chân, khu dân cư, các trung tâm thương mại, siêu thị; quảng bá các sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện công cộng; tổ chức và tham gia hội chợ sản phâm OCOP trong và ngoài tỉnh; xây dựng các gói quà OCOP phục vụ các dịp lễ Tết và các sự kiện; kết nối thị trường trong và ngoài nước,...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; xây dựng hoặc chuyển giao phần mềm chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện truyền thông; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới; triển khai Chương trình OCOP đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cống thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang,...).

Xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triến sản phâm OCOP cấp tỉnh gắn với chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP ở các vùng trên cả nước, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể và kết nối du lịch theo hình thức xã hội hóa, hương dẫn triển khai một sổ nội dung thuộc Chuơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Nâng cao vai trò của các hội/hiệp hội trong triến khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triền sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống. Đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm từng địa phương.

                                                                                 Thanh Tòng