Nhằm giải quyết việc làm cho nguồn lao động của tỉnh, đặc biệt là lực lượng thanh niên, giúp người lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sông, góp phân thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quôc gia giảm nghèo bên vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tỉnh tiết kiệm được chi phí đầu tư liên quan đến công tác giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mở rộng ngoại giao, thắt chặt mối quan hệ hợp tác trong thời kỳ hội nhập. Tạo được nguồn lao động tay nghề cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp; khi về nước, đây là lực lượng nòng cốt, là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh. Ngoài ra, với số tiền tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động không chỉ vượt qua khó khăn hiện tại mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động khác trong tương lai.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đảm bảo đi vào chiều sâu, chặt chẽ, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Rà soát, tạo nguồn lao động, định hướng nghề nghiệp việc làm, thực hiện phân luồng học sinh trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, liên thông đào, thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luông học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng giải quyết việc làm cho sinh viên, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực gắn với xuất khẩu lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được liên kết đào tạo nhằm giảm chi phí, phù hợp với vị trí tuyển dụng; tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ được tốt nhất. Các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần chú trọng đào tạo cho người lao động đầy đủ những kỹ năng về tay nghề, ngôn ngữ và kỷ luật trong lao động, nhằm nâng cao ý thức của người lao động, chấp hành nghiêm Luật pháp nước sở tại, nơi người lao động đến làm việc.

Tìm kiếm, mở rộng thị trường lao động, thường xuyên cập nhật và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan lao động trong khu vực, cả nước, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Trung tâm lao động ngoài nước nhằm tìm kiếm và chọn lựa những đơn vị uy tín, những thị trường tiềm năng và các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất đế đưa lao động tỉnh Cà Mau sang làm việc. Mở rộng hợp tác khảo sát, thăm dò thực tê một sô công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại các thị trường lao động ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng lao động: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nhằm tìm hiểu, nắm thông tin cần thiết phục vụ việc tuyển chọn, đào tạo lao động tỉnh Cà Mau phù họp với vị trí công việc cần tuyển dụng.

Gắn trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, gia đình và lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối họp đề phòng, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, trục lợi tố chức, cá nhân trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tập trung thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có nhiều phát sinh, sai phạm. Chế tài xử lý đối với các trường họp lao động không thực hiện đúng hợp đồng, bỏ trốn khỏi nơi làm việc không có lý do chính đáng, người lao động phải cam kết và ký quỹ đế hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình đi xuất khẩu lao động.

Thực hiện hỗ trợ chi phí ban đầu và cho vay chi phí xuất cảnh theo Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ, cho vay đối với các hộ làng nghề thuộc Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau và đối tượng xuất khấu lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các quy định hiện hành. Không áp dụng chính sách hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ vay vốn đối với lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.

Sở Lao động Thương binh – xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai Đề án, hàng năm tham mưu dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, kiểm tra, rà soát, chọn các doanh nghiệp xuất khấu lao động có uy tín, đủ điều kiện pháp lý và có năng lực hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để các đơn vị, địa phương và người dân biết, lựa chọn thị trường khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài. ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau thành lập Ban Chỉ đạo Đề án đưa người lao đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2022 - 2025 theo phân cấp; Xây dựng Kế hoạch tạo nguồn lao động, thực hiện chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Phối họp ngành giáo dục đào tạo, doanh nghiệp chuyên doanh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các cơ sở đào tạo và Trung tâm Dịch vụ viêc làm, duy trì chỉ đạo, thực hiện công tác phân luồng học sinh theo mục tiêu kế hoạch, đồng thời rà soát tạo nguồn lao động trong lực lượng lao động xã hội. giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giới thiệu học nghề, giới thiệu lựa chọn doanh nghiệp phối hợp đào tạo định huớng xuất khẩu lao động. Có giải pháp theo dõi quản lý chặt lực lượng lao động thuộc phạm vi địa bàn. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các hội, đoàn thể... đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Kiện toàn đội ngũ cộng tác viên tư vấn lao động việc làm ở địa phương theo quy định.

                                                                                                             Bài:  Thanh Tòng

Ảnh minh họa (nguồn báochinhphu.vn)

 

  •