Trong nhiều năm qua, tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng,lộ giao thông, lưới điện, thủy lợi, y tế, trường học, thiết chế văn hóa, thể thao phát triển tạo diện mạo mới, nâng cao đời sống của nhân dân. Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn vùng có đông đồng bào dân tộc cũng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện khá tốt. Tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định. Các cấp, các ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt cho đồng bào dân tộc thiểu số lao động, sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và người dân vùng dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn đối mặt với nhiều khó khăn; điều kiện sống mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác; tỷ lệ hộ nghèo và hộ tái nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức cao. Hiện nay đời sống của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đa phần các hộ gia đình nghèo trong vùng đều không có nghề nghiệp ổn định; đông con, trình độ dân trí thấp; thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất; việc thoát nghèo đối với các hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số thiếu tính bên vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Bên cạnh đó, trong các năm gần đây, do biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai và tình trạng sạt lở ven sông, ven biến đã gây thiệt hại đến tài sản, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương.                                                  

Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc tiểu số năm 2023, với tổng số vốn 162,4 tỷ đồng. Trong đó, trình Trung ương hỗ trợ 111,2 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh  23 tỷ đồng. vốn chính sách tín dụng trên 4,4 tỷ đồng; huy đông các nguồn vốn hợp pháp khác 24,8 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân tinh tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Triến khai thực hiện hiệu quả đối với các dự án, tiếu dự án, nội dung thành phân thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát trỉến kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 ” trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023.

Đẩy mạnh công tác giảm nghèo; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong đồng bào DTTS; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh từ 2% trở lên và đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là từ 3% trở lên.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nuớc và huy động thêm các nguồn lực khác để tập trung đầu tu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì 100% số xã trong vùng có đuờng ô tô đuợc nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã; tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông cho 05 xã khu vực III và 43 thôn dặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường; tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số và hộ nghèo người Kinh sinh sống trên địa bàn xã, ấp đặc biệt khó khăn được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ từ Chương trình và các chính sách khác có liên quan, đúng theo quy định.

Thục hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và nhũng phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì thực hiện đối với công tác dạy chữ Khmer, Hoa cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục tạo điều kiện về cơ chế và hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lễ, hội và Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số.  Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh; ốn định trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, triển khai áp dụng thực hiện các cơ chế chính sách theo quy định của Chương trình và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, quy định thuộc thấm quyền của địa phương. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện Chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của Chương trình đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người dân tộc thiểu số nhằm thay đối và chuyến biến nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giảm nghèo vùng đông bào dân tộc thiểu số. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.

                                                                                Bài: Thanh Tòng

 Ảnh minh họa (nguồn Ủy ban  dân tộc)