(Ảnh minh họa - Nguồn camau.gov.vn)

Nhận thức về xây dựng nông thôn mới nâng lên rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới được phát huy; kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển, các chính sách an sinh xã hội được quan tâ m, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng được thu hẹp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; quốc phòng - an ninh được bảo đảm. Đến nay, toàn tỉnh có 54/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 65,8%; trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đạt bình quân 16,5 tiêu chí/xã  thành phố Cà Mau là đơn vị đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới từng lúc, từng nơi chưa sâu sát, thiếu kỳ quyết, hiệu quả thấp; công tác tuyên truyền, vận động có lúc chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức về xây dựng nông thôn mới của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân một số nơi chưa cao, có tâm lý trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước, còn thờ ơ với công tác xây dựng nông thôn mới. Chất lượng các tiêu chí nông thôn mới ở một số xã chưa cao, thiếu bền vững. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, thương mại ở nông thôn phát triển chưa nhiều. Thiết chế văn hóa ấp, xã ở một số nơi chưa phát huy hiệu quả; một số địa phương thiếu quan tâm củng cố, nâng chất các tiêu chí sau khi đạt chuẩn nông thôn mới.

Để tiếp tục phát huy kết quả được, khắc phục những hạn chế, tập trung chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/10/2022 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau đến năm  2025và định hướng đến năm 2030. Xá định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới phải đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Tập trung nâng cao chất lượng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng khu vực; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh; môi trường xanh, sạch, đẹp; đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí quy định, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương; gắn xây dựng nông thôn mới với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hoá hiệu quả, bền vững; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Đến năm 2025: Có 80% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương 66/82 xã); trong đó có 30% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tương đương 20/66 xã) và trong số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tương đương 02/20 xã); không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Có 30% trở lên đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (tương đương 03/09 đơn vị cấp huyện).

Định hướng đến năm 2030: Có 90% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương đương 74/82 xã); trong đó, phấn đấu có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tương đương 37/74 xã) và trong số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có 20% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tương đương 07/37 xã). Có 70% trở lên đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (tương đương 06/09 đơn vị cấp huyện); trong đó phấn đấu 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện xây dựng nông thôn mới; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân nhận thức được vai trò chủ thể, đồng lòng chung tay, chung sức tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”,...; tập trung xây dựng, cập nhật hoàn thiện, phổ biến các mô hình hiệu quả, các điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm và cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới để nhân rộng.

Tập trung rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực trong khuôn khổ quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng huyện, làm cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương và quy định của Bộ tiêu chí mới; Tập trung xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả đột phá phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đạitriển khai mạnh mẽ hơn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn.

Xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn theo quy hoạch, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực đầu tư công; tích cực huy động nguồn lực xã hội để tham gia đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội. nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn, triển khai đồng bộ các giải pháp giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh nông thôn,...

Tăng cường thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, vận động người dân tham gia chung tay bảo vệ môi trường; chú trọng thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ triển khai quán triệt Nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị, đảm bảo khả thi, thiết thực, hiệu quả.

                                                                          Thanh Tòng