Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP và các nghị quvết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới. Xác định nội dung, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc. Tạo sự chuyên biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội trong tỉnh về công tác dân tộc. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm tố chức thực hiện tốt công tác dân tộc. Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thế trong việc chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ phát triên sản xuât, giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiếu số trên địa bàn tỉnh.

 Mục tiêu: phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh của các địa phương, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với các vùng khác trong tỉnh. Giảm dần số xã, ấp đặc biệt khó khăn, cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của đồng bào, chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triến.

Bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp đặc trưng của các dân tộc. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Củng cô sức mạnh đại đoàn kêt toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phấn đấu  đến năm 2025 mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 1,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 2,5 đến 3,0%. 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù họp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt họp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiêu sô được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, ven biển hoặc nơi có rủi ro do thiên tai gây ra. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiêu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phô thông trên 70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em, chú trọng trẻ em gái suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù họp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số.

Đến năm 2030 thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng 2/3 bình quân chung của tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5,0%. Không còn các xã, ấp đặc biệt khó khăn; 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù họp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 55 – 60. Đến năm 2030 có 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành nghề: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ.

Trên 95% cán bộ, công chức cấp xã (của vùng đồng bào dân tộc thiểu số) có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên; trên 90% được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo 4 nhóm đối tượng. Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa. Xóa tình trạng nhà ở đơn sơ, nhà thiếu kiên cố. Trên 85% số xã, ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Tầm nhìn đến năm 2045 thu nhập bình quân của nguời dân tộc thiểu số đạt trên 3/4 bình quân chung của toàn tỉnh.Cơ bản không còn hộ nghèo; người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Các xã, ấp, khóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Xây dựng cơ chế, chính sách phù họp nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng, đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng tới phát triển bền vững và thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để làm đầu mối dẫn dắt, tập họp đồng bào dân tộc thiểu số trong tổ chức sản xuất, quản lý xã hội. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiếu số, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù họp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đặc biệt là tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Phát triển hạ tầng kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu về dân tộc phục vụ công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo của các cơ quan chức năng.Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; khuyến khích khởi nghiệp, kinh doanh, đổi mới, sáng tạo, phát minh, sáng chế phù họp điều kiện đặc thù của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường đồng thuận xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.

Ban dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2030. Theo dõi, kiếm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triến khai thực hiện ở các địa phương trong tỉnh.

 

                                                                                    Thanh Tòng