(Ảnh minh họa)

Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá. Thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sơ chế trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện các quy định thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19: nhiều doanh nghiệp đã cố gắng duy trì sản xuất theo phương châm “03 tại chỗ”, “01 cung đường, 02 điểm đến”; thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, như: một số doanh nghiệp chưa có kế hoạch xét nghiệm định kỳ cho người lao động; chưa bố trí cơ sở thu dung, điều trị F0; việc phối hợp thực hiện cách ly người lao động dương tính sau xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên còn chậm; việc phối hợp phân loại, cách ly điều trị F0, truy vết, cách ly F1 còn lúng túng, chưa kịp thời; công tác thông tin báo cáo tình hình, số liệu phục vụ giám sát, phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu; việc lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm PCR còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu do một số doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời và tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định về phòng, chống dịch; số người lao động mắc F0 tăng nhanh thời gian gần đây; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thống nhất; quy trình lấy mẫu, vận chuyển mẫu, phân tích mẫu và trả kết quả xét nghiệm RT-PCR của cơ quan chức năng chưa thật sự phù hợp.

Trước tình hình nêu trên, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhăn dân tỉnh chỉ đạo như sau:

1. Về xét nghiệm định kỳ cho người lao động: Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch xét nghiệm định kỳ cho người lao động theo quy định, thông tin kế hoạch gồm: tổng số lao động của doanh nghiệp, số lao động đang làm việc, tần suất xét nghiệm 03 ngày/lần (theo Quyết định số 2777/QĐ-ƯBND ngày 08/12/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp có phát sinh F0, cần tăng tần suất xét nghiệm lên 02 ngày/lần cho toàn bộ người lao động,  các bộ phận có F0 tăng lên 01 ngày/lần); cập nhật số liệu kết quả xét nghiệm và thông tin số liệu có liên quan đến công tác phòng, chống dịch lên biểu mẫu trực tuyến (đã gửi cho doanh nghiệp), theo định kỳ hàng ngày để Sở Công Thương theo dõi; đồng thời, phối hợp với y tế cơ sở tại địa phương hướng dẫn người lao động tự lấy mẫu xét nghiệm, để rút ngắn thời gian lấy mẫu tại doanh nghiệp.

2. về bố trí cơ sở thu dung, điều trị F0:

Đối với doanh nghiệp có dưới 10 lao động: Giao ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc phân loại, bố trí nơi cách ly, điều trị F0 (xử lý tương tự trường hợp F0 xảy ra trong cộng đồng).

Đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí cơ sở thu dung, điều trị F0 theo Quyết định số 2777/QĐ-ƯBND ngày 08/12/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh (Mục 2.2 Phụ lục 1); quy mô thu dung tối thiểu 5% tổng số người lao động đang làm việc của doanh nghiệp và mở rộng thêm khi số F0 của doanh nghiệp tăng cao. Riêng đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động đến dưới 100 lao động, nếu không tự bố trí được cơ sở thu dung, điều trị, giao ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp hoạt động, hỗ trợ bố trí điểm thu dung, điều trị chung cho người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn (có thể bố trí 01 địa điểm hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp trên địa bàn về cơ sở cách ly, lực lượng y tế, quản lý cơ sở thu dung). Doanh nghiệp có trách nhiệm trang bị các thiết bị phục vụ ăn, nghỉ cho người lao động của doanh nghiệp tại cơ sở thu dung do chính quyền địa phương hỗ trợ. ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị của doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định.

3. Việc phối hợp phân loại, điều trị F0 và cách ly F1 của doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (doanh nghiệp có dưới 10 lao động, thực hiện tương tự như F0 phát sinh trong cộng đồng):

Phối hợp phân loại, điều trị F0:

- Khi xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên, nếu phát hiện người lao động dương tính với SARS-CoV-2 (F0), doanh nghiệp cách ly ngay F0 tại khu vực cách ly của nhà máy, xí nghiệp hoặc đưa F0 đến cơ sở thu dung, điều trị của doanh nghiệp để cách ly (lưu ý không để các F0 tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với các F0 đang điều trị); thông báo danh sách F0 (họ tên, điện thoại, nơi cư trú và thông tin cần thiết khác) đến ủy ban nhân dân cấp xã - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã nơi quản lý trụ sở doanh nghiệp, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo đến đơn vị lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR; đồng thời báo cáo ngay ủy ban nhân dân cấp huyện - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo đến chính quyền địa phương nơi có người lao động F0 cư trú (ủy ban nhân dân cấp xã cùng địa bàn huyện, thành phố hoặc ủy ban nhân dân huyện, thành phố khác địa bàn), để thực hiện việc kiểm tra điều kiện điều trị F0 tại nhà và truy vết F1 nơi ở của F0. Khi nhận được thông báo về người lao động F0 của ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp hoạt động, ủy ban nhân dân cấp xã (cùng địa bàn huyện, thành phố), ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có lao động cư trú có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra điều kiện cách ly, điêu trị tại nhà của người lao động, báo ngay đến ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp biết để chỉ đạo phân loại, bố trí nơi điều trị F0; đồng thời khẩn trương chỉ đạo việc truy vết F1 trên địa bàn và quyêt định cách ly theo quy định.

- Sau khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp phôi hợp với doanh nghiệp, Uy ban nhân dân cấp huyện nơi lao động cư trú chỉ đạo việc đưa người F0 về điều trị tại nhà đối với trường họp đủ điều kiện; số người F0 còn lại, điêu trị tại cơ sở thu dung, điều trị của doanh nghiệp; trường hợp người F0 diên biên nặng, đưa đên cơ sở y tế điều trị bệnh theo quy định.

Đối với phối hợp truy vết, quản lý cách ly, theo dõi sức khỏe F1:

- Đối với F1 tại doanh nghiệp: Khi xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên phát hiện người lao động dương tính với SARS-CoV-2 (F0), cùng với việc phân loại để cách ly điều trị người F0 như ở phân trên (phân a), doanh nghiệp truy vết ngay người F1 tại doanh nghiệp và thông báo danh sách người F1 (họ tên, điện thoại, nơi cư trú và thông tin cần thiêt khác) đên Ủy ban nhân dân câp xã nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp hoạt động, ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo ngay về ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn quản lý và thông báo đến ủy ban nhân dân cấp huyện nơi F1 cư trú để quyết định cách ly, theo dõi sức khoẻ theo quy định.

- Đối với F1 ngoài doanh nghiệp: Khi tiếp nhận thông tin F0 ở phần trên (phần a), ủy ban nhân dân cấp xã (cùng địa bàn huyện, thành phố nơi có nhà máy), ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có F0 cư trú chịu trách nhiệm truy vết F1 trên địa bàn và quyết định cách ly theo quy định.

4. về thời gian trả kết quả xét nghiệm RT-PCR: Yêu cầu Sở Y tế rà soát từng khâu (lấy mẫu, vận chuyển mẫu, phân tích mẫu và trả kết quả xét nghiêm RT- PCR), qua đó thực hiện ngay các biện pháp rút ngắn tối đa quy trình, thủ tục, thời gian không cần thiết, nhằm trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

5. về chính sách hỗ trợ người F0, Fl: Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan rà soát các chế độ, chính sách hỗ trợ đôi với người F0, F1;,iều kiện, trình tự thủ tục, qua đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện để được hỗ trợ kịp thời, đúng quy định; hoàn thành việc hướng dẫn trước ngày 27/12/2021.

6. Về chế độ thông tin báo cáo:

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo số liệu, tình hình phòng, chống dịch bệnh tại doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối họp với ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo từng nhóm loại hình doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi, kiểm tra dữ liệu báo cáo của doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu được cập nhật liên tục, chính xác theo yêu cầu. Đối với doanh nghiệp không chấp hành việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch, không thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của cơ quan chức năng, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp hoạt động, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời bằng các hình thức phù họp; trường họp doanh nghiệp cố tình không chấp hành, xử lý nghiêm theo thẩm quyền và quy định.

                                                                                            Thanh Tòng