Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, đất ngập nước, tuyến di cư, điểm đến của các loài chim hoang dã.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hướng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người; xử lý nghiêm hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyến, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Đảm bảo 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kiếm định, phân tích, cơ sở lưu giữ các tang vật vi phạm là động vật quý, hiếm phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiến hành rà soát, tổng kết việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, khẩn trương xây dựng Quy chế phối họp liên ngành trong xử lý vi phạm hành chính về đa dạng sinh học.

Thường xuyên rà soát, xác định các địa bàn, tuyến trọng điểm về tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập trung xử lý nhanh, dứt điểm uđiểm nóng” vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ở địa bàn liên tỉnh, liên tuyến.

Công an tỉnh:Mở các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: hủy hoại các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước; khai thác, mua bán, tiêu thụ, vận chuyển, nuôi, trồng các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và quản lý nguồn gen. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đế phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm, triệt để các vụ án, đường dây tổ chức tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia tác động xấu đến đa dạng sinh học,

Phối họp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong việc trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt chú ý tới loại hình tội phạm mạng. Phối hợp với các sở, ngành liên quan kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng sử dụng mạng xã hội để tổ chức hoạt động quảng cáo, mua bán trái phép động vật, thực vật hoang dã.

S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực được phân công liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, mua, bán, vận chuyển động vật hoang dã trái quy định của pháp luật; sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học. Tăng cường kiếm tra, giám sát, kịp thời phối họp ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi phát tán loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

SởTư pháp: Chủ trì phối họp các sở, ban, ngành có liên quan thường xuyên rà soát, kiểm tra những khó khăn, vướng mắc các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm tham mưu, đề xuất cấp có thấm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.

y ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau: Chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước tại địa phưcmg, không để hình thành chợ tự phát, điểm tập trung hoạt động buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt tại các địa bàn có rừng, tuyến giao thông kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả từ sớm, từ xa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học hoạt động có tính chất liên huyện. Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

                                                                                       Thanh Tòng