Mục tiêu tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thể mạnh tham gia Chương trình OCOP; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học trong nước hướng tới thị trường xuất khẩu. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thông siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...).

Nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về tính cộng đồng và tinh thần hợp tác; kỹ năng quản trị; đổi mới hình thức tố chức sản xuất; đổi mới, sáng tạo sản phẩm; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP. Rà soát, lựa chọn, hỗ trợ hướng dẫn địa phương, chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch”; liên kết và lồng ghép các địa điểm xây dựng sản phẩm OCOP “Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch” với quy hoạch chung của địa phương

Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia hội chợ, sự kiện thương mại, tham gia các đoàn xúc tiên trong và ngoài nước đê tìm kiêm và phát triến thị trường. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phấm OCOP thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Chương trình OCOP; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy định có liên quan đến Chương trình của Trung ương, địa phương... để nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người người tiêu dùng, các chủ thể và cán bộ tham mưu, tư vấn Chương trình theo hướng phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương.

Phổ biến, nhân rộng những mô hình hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo, nhũng bài học kinh nghiệm,... trong phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phấm OCOP gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa địa phương. Hướng dẫn, định hướng, khuyến khích các chủ thể OCOP mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư, ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thế OCOP xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, kỉnh doanh gắn với xây dựng vùng nguyên liệu địa phương theo hướng sản xuất hữu cơ, kinh tế tuần hoàn và khai thác các giá trị văn hóa, tài nguyên bản địa.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyến đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phấm OCOP; triển khai ứng dụng đánh giá phần mềm chấm điếm, phân hạng sản phấm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và chuyến giao công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ thể OCOP tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về cách thức tố chức, quản lý điều hành, phương pháp triển khai, thực hiện chấm điểm, các mô hình, xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP,... hiệu quả tại các địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở các địa phương, đồng thời giám sát, chất lượng sản phẩm OCOP, thương hiệu OCOP gắn với hoạt động thương mại.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể thực hiện Chu trình OCOP, quy trình nâng hạng sản phẩm OCOP, quy trình quản lý chất lượng tiên tiến,...; đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP đã được công nhận.

                                             Thanh Tòng