(Chỉ tiêu thực hiện: tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh được đồng bộ đầy đủ trên cống Dịch vụ công Quốc gia đạt 100%)

Theo đó, nhằm tiếp tục xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu, tầm quan trọng của cải cách hành chính; xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của tùng tập thế, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình tố chức triến khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng những giải pháp mới để cải cách hành chính trở thành khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý của tỉnh.

Chỉ tiêu thc hiện: Phấn đấu tăng ít nhất 05 bậc vị trí xếp hạng của Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số hài lòng của tô chức, cá nhân đôi với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh (SIPAS); Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) trong năm 2023. Phấn đấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương được cụ thể hóa triển khai kịp thời; 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần của tỉnh được cung cấp trên cổng Dịch vụ công Quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt từ 30% trở lên (không bao gồm hồ sơ của các cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương).

Ít nhất 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong số đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến phấn đấu đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh được đồng bộ đầy đủ trên cống Dịch vụ công Quốc gia đạt 100%.

Tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tương ứng là 70%, 60%, 55%. Bước đầu triển khai việc người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó (trừ trường hợp cần thiết).

Giảm tối thiểu 1,25% biên chế công chức (25 biên chế), 2,8% đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập (17 đơn vị) bình quân cả tỉnh, 2,05% biên chế sự nghiệp (414 biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2022.

Phấn đấu có thêm đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Phấn đấu 30% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc cấp huyện và 80% hô sơ công việc câp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ công việc có nội dung mật). 50% hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được kêt nôi, liên thông qua nên tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP). 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, tăng cường thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai, cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời quy định của cấp trên đối với các ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh và hoàn thiện thể chế phân cấp nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã); hoàn thiện các quy định về đất đai, tài nguyên, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, thương mại điện tử...

Tiếp tục thực hiện đối mới, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chặt chẽ, khoa học, hiện đại; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân, tố chức và xã hội trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật.

Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực hoặc không còn phù họp.Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện, qua đó kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chông chéo, khó thực hiện; kịp thời, cập nhật, công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau nâng cao hiệu quả trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.Tăng cường thực hiện hiệu quả trong đối mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 61 /2018/NĐ-CP ngày 24/3/2018, Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ.

Tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tiến đến mở rộng việc thực hiện tiếp nhận thủ tục hành chính phi địa giới hành chính; người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được châp thuận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó (trừ trường hợp càn thiết).Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; cung câp các tiện ích thông tin hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính.

Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa các cấp; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân.

 Đẩy mạnh công tác truyền thông để từng bước nâng cao trình độ, nhận thức và kỹ năng cho người dân, chuyên từ “công dân truyền thống” giao dịch trực tiêp, sang “công dân điện tử”, tiêp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch trực tuyến. Đông thời, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, phương thức giao dịch trực tuyến để người dân dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong các sở, ban, ngành tỉnh; các phòng chuyên môn cấp huyện nhằm giảm đầu mối tổ chức trung gian, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện kế hoạch tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao đội ngũ cán bô, công chức, viên chức. Tiếp tục rà soát sắp xếp, sáp nhập các ấp, khóm không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Tăng cường công tác thanh tra, kiếm tra đối với các cơ quan, đơn vị trong việc sắp xếp tố chức bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cải cách chế độ công vụ:Tiếp tục rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi, bố sung các văn bản quy phạm pháp cấp tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với đôi mới nội dung và chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng

Tiếp tục đổi mới nội dung, tiêu chí và phương pháp, quy trình đánh giá, loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh oạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đế thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thòi phát hiện và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, những cán bộ, công chức, viên chức không làm được việc. Đồng thòi, có chế độ thỏa đáng cho những người làm được việc và cống hiến cho cơ quan, đơn vị.

Cải cách tài chính công: Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển từ cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng, giao nhiệm vụ gắn với số lượng, chất lượng sản phấm dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ và nhu cầu sử dụng; đấy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chế và tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí; trong đó, cần tập trung xử lý dứt điểm các sai phạm và những vấn đề phát sinh sau thanh tra nhằm răn đe, cũng như mang tính hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đế tránh xảy ra sai phạm trong quá trình điều hành kinh phí.

Tăng cường công tác kiểm soát đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước, nhât là công khai, minh bạch, dân chủ về tài chính, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập để phân loại, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tố chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm đông bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng triển khai Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số theo đúng lộ trình. Triển khai Trung tâm điều hành dịch vụ đô thị thông minh (IOC), đảm bảo kết nối với các hệ thống, ứng dụng, cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ của địa phương và bên ngoài để phục vụ công tác chỉ đạo điêu hành.

Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và cống dịch vụ dữ liệu mở (Open data), đảm bảo có khả năng xử lý dữ liệu lớn đế chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan khác khai thác, sử dụng; cung cấp dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp. Thiết lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh theo quy định Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ và triển khai các mục tiêu theo Đe án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, trong đó tập trung vào một số nội dung: Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; các hoạt động kiểm tra được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý...

Công tác chỉ đạo, điều hành: Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Kế hoạch trong phạm vi quản lý; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực.

Phân công, phối hợp thống nhất, rõ thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chủ trì triên khai các nội dung cải cách hành chính để bảo đảm Kế hoạch được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đề ra. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tôt công tác thi đua khen thưởng trong cải cách hành chính. Tiếp tục hoàn thiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá theo hướng toàn diện, đa chiều, khách quan, minh bạch; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, truyên thông trong khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và nâng cao chât lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh.

Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tôt công tác thi đua khen thưởng trong cải cách hành chính. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực bằng nhiều giải pháp phù hợp, nânh cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.              

                                                                    Thanh Tòng