Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị; thu hút đầu tư phát triến khai thác thủy sản; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để cơ giới hóa, hiện đại hóa hoạt động khai thác, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả.

Tổ chức hoạt động khai thác thủy sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ phù họp không vi phạm vùng biển các nước. Thúc đẩy các hoạt động khai thác thủy sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi thủy sản. Kết họp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

Mục tiêu đến năm 2025: Giảm 10% hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi; 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu. 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên được kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Đến năm 2030: Có tàu cá đi khai thác viễn dương và khai thác hợp pháp tại vùng biển của các quốc gia, vùng lãnh thổ theo thỏa thuận hợp tác nghề cá. Tàu cá sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%. Phấn đấu có ít nhất 02 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá hoặc mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Chấm dút nghề khai thác thủy sản hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biến. 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định kỳ các quy định trong nước và quốc tế về khai thác thủy sản; 60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển.

Khuyến khích phát triển và xã hội hóa các dịch vụ tư vấn, đăng kiểm, đào tạo nghê cho lao động khai thác thủy sản. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia hỗ trợ nguồn lực đế khai thác thuỷ sản.

Điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù họp với nguồn lợi thủy sản.Tổ chức, sắp xếp lại tàu cá khai thác thủy sản vùng biến ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Chuyển đổi các nghề khai thác thủy sản xâm hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi sang lĩnh vực khác, để từng bước cân bằng cường lực khai thác phù họp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá trị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. Khuyến khích, vận động thành lập Hội, Hiệp hội thương lái, vựa thu mua thủy sản tại địa phương. Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương. Xây dựng mô hình chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá sản phẩm thủy sản gắn với trung tâm nghề cá để nâng cao giá trị; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch. Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Tiếp tục rà soát, bố sung các quy định về cấm khai thác, tạm ngừng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác. Hoàn thiện, củng cố nâng cao năng lực thực thi pháp luật thủy sản. Tiếp tục nghiên cứu, thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương phù họp với tình hình thực tế. Thúc đẩy mạnh mẽ việc cải cách, đổi mới toàn diện công tác quản lý cảng cá đảm bảo nâng cao năng lực dịch vụ sản xuất, quản lý nghề cá tại cảng cá, giám sát tàu cá và sản lượng khai thác bốc dỡ tại cảng, góp phần chống khai thác IUU.

Phối họp triển khai điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển để cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản phục vụ quản lý có hiệu quả. Nghiên cứu, ứng dụng: thiết kế, sản xuất ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì,... từng bước thay thế hàng ngoại nhập; công nghệ tiên tiến trong bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch; Đẩy mạnh, đổi mới công tác khuyến ngư theo hướng xã hội hóa, tăng cường sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Nghiên cứu tổ chức đưa doanh nghiệp và ngư dân đi họp tác khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nuôi trồng thủy sản với một số nước; phát triển nghề khai thác viễn dương ở các vùng biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, giảm thiểu, chấm dút tình trạng tàu cá của tỉnh khai thác bất họp pháp ở vùng biển nước ngoài, thúc đẩy hội nhập và phát triển họp tác quốc tế. Tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khai thác thủy sản. Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế để hỗ trợ vôn, kỹ thuật nhăm thực hiện được mục tiêu vê quản lý và phát triển bền vững khai thác thủy sản.

Xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích họp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác. Nâng cao năng lực, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản. Nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng bảo quản sản phấm.

                                                                        Thanh Tòng