Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phố biến sâu rộng đế người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phấm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam; tạo chuyến biến nhận thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dựa trên tinh thần yêu nước. Tuyên truyền, vận động người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng hàng Việt Nam; khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi cùa người tiêu dùng; từng bước xây dụng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh phát triến hệ thống phân phối, tạo điều kiện đưa hàng hoá chất lượng của Việt Nam và địa phương đến người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ôn thị trường và cải thiện đời sống người dân; thực hiện các giải pháp đê tập trung phát triên thị trường trong nước, đấy mạnh lưu thông hàng hóa và triến khai đồng bộ các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam.

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện Phát triên thị trường trong nước găn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

100% các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố Cà Mau và tô chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh xâv dựng được kênh truyền thông có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” để tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động. Trên 95% các dự án, mua sắm công sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng các sản phấm, dịch vụ trong nước sản xuât. Xây dựng được chuỗi phân phối sản phâm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất của tỉnh tại thị trường trong nước. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải ưu tiên sử dụng sản phâm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Công thông tin điện tử tỉnh, các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội,... để thường xuyên quảng bá về Cuộc vận động, sản phấm, hàng hoá và doanh nghiệp trong nước; phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tinh hình thực hiện Cuộc vận động của các cấp, các ngành, các địa phương.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động và thực hiện mua sắm hàng Việt Nam; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chât lượng. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc trưng của tỉnh tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm... nhằm kêt nối tiêu thụ sản phâm cho các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp giữa các tỉnh, thành trong cả nước.

Xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, bao gồm: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, kho hàng hóa... theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần củng cố và cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đây sản xuất và mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam theo hướng bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động gắn kết xúc tiến, quảng bá du lịch với phát triến nông nghiệp và xúc tiến, tiêu thụ các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng cửa hàng tiện lợi, điểm trưng bày và bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành phố khác nhằm tạo điều kiện cho các sản phấm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh... có cơ hội tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.

Vận động các doanh nghiệp tổ chức chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”. Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến; các chương trình bình ổn thị trường, điểm bán hàng bình ổn giá.

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thành chuỗi cung ứng bền vững, nhằm gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp phân phối, tạo thuận lợi trong khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa. Từng bước nhân rộng mô hình liên kết, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mô hình.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là ở địa bàn nông thôn.

Hỗ trợ các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa đặc thù của địa phương; các sản phâm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ và các sản phẩm OCOP của tỉnh. Qua đó, nâng cao năng suất và chât lượng sản phâm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuân, quy chuấn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đây mạnh ứng dụng thương mại điện tử, khai thác việc kinh doanh trên môi trường mạng.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng kiếm tra, kiếm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, nhằm kiêm soát luồng lưu thông hàng hóa, kịp thời nhẳc nhở, xử lý các tô chức, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chấp hành đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thuơng mại. Nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu, gian lận thuơng mại và hàng giả’; thực hiện tốt việc giám sát các sự kiện xúc tiến thuơng mại hàng Việt Nam, để đảm bảo mục đích Cuộc vận động và tạo lòng tin cho nguời tiêu dùng. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng, lồng ghép với quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam đên người tiêu dùng trong tỉnh.

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, úy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triến khai thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triến thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động trong nội bộ cơ quan, đơn vị; chủ động ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam trong mua sắm, trang thiết bị của đơn vị.y ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục quán triệt các tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn nhận thức về trách nhiệm trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển mạng lưới tiêu thụ, quáng bá sản phẩm.

                                                                              Thanh Tòng