Về nội dung,  kế hoạch đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội sẽ tăng cường phối hợp trong phòng, ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trong trường học; phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em; phòng, chống lao động trẻ em; chăm sóc sức khỏe tâm thần; phát triển toàn diện cho trẻ em trong những năm đầu đời; các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục pháp luật về giới, về quyền trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em một cách sâu rộng, có trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác truyền thông bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt của tổ an ninh nhân dân, sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp. Đặc biệt, là việc quan tâm quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại. 

Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình và cơ sở giáo dục.

Tăng cường truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) và các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em.

 

Bài: Ngọc Phạm

Ảnh nguồn www.chinhphu.vn