(Sở Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho phụ nữ tại xã Hàng Vinh, huyện Năm Căn)

Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho phụ nữ cơ sở được quan tâm thực hiện thường xuyên và mang lại nhiều kết quả tích cực. Đã tổ chức 25 cuộc hội nghị tập huấn bồi bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho phụ nữ cơ sở  có hơn 2.000 lượt người dự;  tổ chức 102 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cho đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở cho 11.400 lượt cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện, xã và Chi hội trưởng Phụ nữ; Tổ chức phổ biến 150 cuộc Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 với 22.500 lượt người tham dự; lồng ghép các cuộc họp Ban Chấp hành, sinh hoạt chi Hội, tổ phụ nữ tổ chức 481 buổi bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên Hội phụ nữ; Biên soạn 45 loại tờ gấp giới thiệu pháp luật, nhân bản phát hành hơn 550.000 tờ cấp phát cho các hội viên, phụ nữ và người dân trên địa bàn tỉnh; 12 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thu hút hơn 500.000 lượt người tham dự thi; 04 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa; tổ chức 15 Sự kiện truyền thông pháp luật tại cộng đồng, 27 Diễn đàn pháp luật “Lắng nghe chị em nói” tại cộng đồng; phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, hệ thống đài và trạm truyền thanh cấp huyện, cấp xã dành thời gian thích hợp cho việc tiếp và phát sóng các chuyên đề pháp luật đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân giới thiệu chính sách pháp luật, pháp luật và đời sống, an toàn giao thông, Lao động và việc làm, Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em và nêu các gương người tốt việc tốt... mỗi chuyên đề 15 phút, phát trên 02 sóng truyền hình và truyền thanh 02 buổi trong ngày; đăng tải hơn 2269 tin bài giới thiệu pháp luật trên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật và nâng cao kiến thức pháp luật của các hội viên...

Để đạt được những kết quả trên 2 ngành đã phối thực hiện bằng nhiều hình thức và biện pháp như: phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, hội thảo, sinh hoạt đoàn, đội, các diễn đàn;  phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tờ rơi, tờ gấp, Bản tin Tư pháp; pa nô, áp phích, tranh cổ động;   phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Ngày pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khâu hóa; thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội; trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở….

Với các hình thức trên hình, hình thức được xem là hiệu quả, thiết thực sáng tạo, phù hợp với đối tượng là phụ nữ là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chương trình cụ thể: phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã tổ chức đây là hình thức được xem là giải pháp tối ưu nhất trong tình hình hiện nay, thu hút đông đảo thí sinh là nữ tham gia nghiên cứu các quy định pháp luật để trả lời trực tiếp các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính hoặc điện thoại thông minh. các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tạo tính chủ động tìm hiểu pháp luật, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật mọi lúc, mọi nơi. trong giai đoạn báo cáo đã tổ chức 12 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, thu hút hơn 500.000 lượt người tham dự thi; phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội là hình thức hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng và kịp thời. thời gian qua đã thực hiện tạo các tài khoản trên các ứng dụng mạng xã hội để thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật như: fanpage Cà Mau; fanpage phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau; youtube phổ biến, giáo dục pháp luật Cà Mau… Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau đã đăng tải trên 2269 tin bài thu hút 147.820 lượt xem...

(Sinh hoạt Câu lạc bộ “Phụ nữ tôn giáo” tại ấp Xóm Sở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình - ảnh nguồn từ hoiphunu.camau.gov.vn)

Bên cạnh đó, để khai thực hiện nhiệm vụ của Chương trình, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ trì, phối hợp xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả như: Diễn đàn pháp luật “Lắng nghe chị em nói” tại cộng đồng tại diễn đàn chị em sẽ được nghe giới thiệu và tìm hiểu Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình, phòng, chống mua bán người, tiến tới chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em... diễn đàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi chị em được tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với chính quyền địa phương, những thuận lợi, khó khăn trong vận động thực hiện…

Câu lạc bộ “Phòng, chống mua bán người” tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; Câu lạc bộ tuyên truyền, phổ biến về chương trình phòng, chống mua bán người, những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Câu lạc bộ địa chỉ tin cậy cho chị em phụ nữ tại xã. Câu lạc bộ “Chăm sóc và phát triển trẻ thơ” với 25 thành viên là phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, Câu lạc bộ với đặc thù là phụ nữ dân tộc Khmer tham gia, gắn với tập huấn cho các chị em về kiến thức, kỹ năng bảo vệ và chăm sóc, giáo dục về thể chất, tinh thần cho trẻ, các kiến thức về pháp luật cho chị em, phụ nữ.  Câu lạc bộ “Vì một mái ấm bình yên” có 43 hộ gia đình, thành viên CLB là các ông bà nuôi dạy, chăm sóc các cháu để cha mẹ yên tâm đi làm ăn xa (đơn vị xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước);  Câu lạc bộ “Liên thế hệ giúp nhau” có 108 thành viên (tại khóm 4 và khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn);  Câu lạc bộ chăm sóc và nói không bạo lực với phụ nữ và trẻ em, phòng, chống mua bán người, nói không với bạo lực gia đình, gương sáng, vì tương lai thế hệ trẻ (đơn vị xã Tân Lộc, thị trấn Rạch Gốc, xã Đất Mũi, xã Định Bình, phường 8, phường Tân Thành); Câu lạc bộ “Phụ nữ tôn giáo” có 25 thành viên tại ấp Xóm Sở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; Toàn tỉnh có 84 Câu lạc bộ “Phụ nữ và pháp luật”

Mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “cộng đồng an toàn” nhằm cung cấp thông tin, kiến thức , kịp thời can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em; truyền thông sâu, rộng về đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em, dịch vụ tổng đài 111 để trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ khi có nhu cầu.

Qua các hình thức, mô hình trên đã tác động tích cực, góp phần từng bước giảm số vụ việc và số người vi phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.

Hứa Nguyên