Mục tiêu: Tuyên truyền phổ biến, cập nhật thông tin pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân về thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giai đoạn 2022-2025:

- Hàng năm, các cơ quan, tố chức, doanh nghiệp và người dân được truyền thông, phô biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc và 100% cơ quan, đon vị ban hành kế hoạch triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, úng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Phấn đấu đạt 80% vào năm 2025 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đăng giới.

- Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm Bộ chỉ sổ về giới trong truyền thông.

- Đến năm 2025 đạt 95% quy ước ấp, khóm đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

Giai đoạn 2026-2030:

- Đến năm 2030 đạt ít nhất 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

- Đến năm 2030 đạt 100% quy ước ấp, khóm đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

Một số nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường tham mưu, thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin chuyên đề về bình đẳng giới cho lãnh đạo các cấp. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan tố chức đe triển khai công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới trong tình hình mới.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông. Các sở, ngành, đoàn the, đơn vị liên quan tô chức phối hợp với các cơ quan truyền thông triến khai các hoạt động truyền thông, chủ động cung cấp thông tin, nội dung tuyên truyền nhằm chuyên đôi hành vi về bình đắng giới trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh hoặc sự kiện truyền thông.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân và người dân cùng tham gia và đóng góp phương tiện, nguồn lực vào công tác bình đẳng giới. Mở rộng và đây mạnh công tác giáo dục về bình đắng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Phối họp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và các đoàn thế, cộng đồng dân cư trong việc giáo dục, cung câp các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, vị thành niên, thanh niên; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục kiến thức, kỹ năng về sức khoe giới tính, bình đẳng giới, về tôn trọng sự đa dạng và sự chia sẻ.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và cán bộ truyền thông, báo cáo viên các ngành, các cấp thông qua tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động, kỹ năng truyền thông và quản lý các hoạt động truyền thông,... Chú trọng vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biến. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.

 

Ngọc Phạm