(Phạt đến 10 triệu đồng đối với hành vi làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ )

Theo đó, Nghị định này quy định phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng với một trong các hành vi sau: Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ, cứu trợ không đúng đối tượng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; chiếm đoạt hàng cứu trợ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.

Nghị định còn quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với cá nhân trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm; đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.

Về mức phạt tiền tối đa được quy định là 50 triệu đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100 triệu đồng đối với lĩnh vực đê điều; 250 triệu đồng đối với lĩnh vực thủy lợi.

Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, với cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/ 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.

Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết./.

ĐỖ CẨM LÀI