Trả lời (mang tính tham khảo): Tai nạn giao thông (TNGT) luôn gây ra hậu quả rất nặng nề về tính mạng và sức khỏe của con người, không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất,.... TNGT đối với những người may mắn bị thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả gia đình họ. Vì phấn lớn các vụ tai nạn giao thông luôn cướp đi tính mạng của những người là lao động chính trong gia đình làm cho gia đình của họ không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, những người con của họ phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ và không còn người nuôi dưỡng.

Do đó pháp luật đã quy định xử lý rất nghiêm khắc đối với người gây ra ta nạn giao thông. Cụ thể:

- Trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của anh B đã gây chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Trách nhiệm dân sự anh B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh A và gia đình anh A theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật Dân sự 2015, như:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Vụ việc gây TNGT do lỗi hoàn toàn thuộc về người gây tai nan là anh B và hậu quả là anh A tử vong, nên anh B ngoài việc bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 thì còn phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật Dân sự 2015. Việc bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận nếu không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết./.

                                                                                                  Lê Đồng