Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư liên tịch số 10 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng ở Trung ương, địa phương và Tổ giúp việc cho Hội đồng trợ giúp pháp lý cho người dân nói chung và các thành viên trong Hội đồng ở địa phương nói riêng. Tăng cường việc trao đổi thông tin, giới thiệu người thuộc diện được trợ giúp pháp lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong các lĩnh vực pháp luật, trong đó chú trọng việc giới thiệu, chuyển gửi các vụ việc trong lĩnh vực pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính. Nâng cao chất lượng, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, bảo đảm các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được kịp thời cung cấp thông tin và tiếp cận sớm với dịch vụ trợ giúp pháp lý.

 Triển khai thực hiện tốt các Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA ngày 27/11/2023 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự; triển khai Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP- TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân; triển khai Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ngày 15/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.. 

Tập trung kiểm tra các nội dung thuộc trách nhiệm của Hội đồng ở địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong tố tụng, đặc biệt trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền của các cơ quan trong công tác phối hợp; đánh giá việc tham gia tố tụng, số lượng, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý; chỉ tiêu vụ việc của trợ giúp viên pháp lý, công tác triển khai Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân; việc triển khai phiên toà trực tuyến, việc dự trù kinh phí hoạt động phối hợp và hoạt động của Hội đồng; công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý.

Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động trợ giúp pháp lý. Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) có trách nhiệm kiểm tra, cung cấp Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, các bài viết, chuyên đề, phóng sự về hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý tại địa phương. Các ngành thành viên của Hội đồng địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành mình phối hợp kiểm tra, đặt và thay thế các Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý.

Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý. Tổ chức hôi nghi, toa đàm, giao ban trao đổi, rút kinh nghiêm trong công tác phối hợp Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tổ chức hội nghị, giao ban trao đổi, rút kinh nghiệm giữa người thực hiện trợ giúp pháp lý và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức từ đó nâng cao nhận thức của các thành viên.

                                                                  Thanh Tòng