(Lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra đảm bảo an ninh, trật tự)

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 149/KH-UBND về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Kế hoạch nêu: Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Thời gian qua, đã triển khai quyết liệt nhiều nội dung, biện pháp sáng tạo, nhất là thành phố Cà Mau và các địa bàn trọng điểm; chất lượng công tác nắm tình hình, dự báo, tham mưu cấp ủy chính quyền chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng lên rõ rệt; công tác phòng ngừa tội phạm được coi trọng; biện pháp tuyên truyền, vận động phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh; nhiều mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động hiệu quả được xây dựng, nhân rộng; Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW tại một số nơi, nhất là ở cơ sở chưa quyết liệt, thiếu sâu sát; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển chưa đồng đều, có lúc, có nơi thiếu tính thường xuyên; người nghiện ma túy ngoài xã hội còn nhiều, tệ nạn xã hội tiềm ẩn phức tạp; tình hình tội phạm chưa được kéo giảm. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân; trong đó, một số nơi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, phương tiện khoa học kỹ thuật, kinh phí đầu tư tuy được quan tâm, nhưng tùng lúc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu...

Theo đánh giá, thời gian tới, tình hình tội phạm tiềm ẩn diễn biến phức tạp; một số loại tội phạm có xu hướng tăng như tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...; tội phạm có tố chức hoạt động manh động, liều lĩnh, nguy hiểm hơn; tội phạm có xu hướng trẻ hóa, liên kết hình thành băng nhóm, hoạt động xuyên quốc gia... Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém và chủ động hơn trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra; Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 48- CT/TW; tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm; lấy “chủ động phòng ngừa” từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

- Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm; củng cố, giữ vững phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; làm tốt công tác quản lý những đối tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn cơ sở. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm.

- Đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. Tích cực tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tố chức; tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh; tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; tội phạm về môi trường; tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, tội phạm mua bán người, xâm hại trẻ em...

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền các chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh con người, an ninh, trật tự phù họp với thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn.

- Chú trọng cải cách tư pháp, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm; kết họp giữa cải cách tư pháp với cải cách hành chính. Rà soát, kịp thời phát hiện, kiến nghị, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển nhằm bảo đảm chặt chẽ, không để tội phạm lợi dụng hoạt động. Thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định.

- Tiếp tục kiện toàn cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm theo hướng gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả thực chất. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật...

- Chủ động đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác phòng, chống tội phạm. Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu, thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cán bộ và nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực dấu tranh góp phần cùng cấp ủy chính quyền phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

 

       Ngọc Phạm