(Ảnh minh hoạ, rừng ngập mặn Cà Mau - nguồn Trang thông tin điện tử Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau)

Xác định rừng có vai trò quan trọng cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội. Nhiều năm qua, Đảng, nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, Chỉ thị, Kế hoạch….chỉ đạo về phát triển, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nhiệm vụ trồng, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên bên cạch đó, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế; một số người ý thức quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt; việc trồng và phát triển rừng có lúc có nơi chưa đạt kế hoạch…

Trong Kế hoạch chỉ đạo của tỉnh lần này nêu rõ xác định vai trò của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là phải tô chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ nhừng nội dung cơ bản của Chi thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư; các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa, Chỉ thị số 13- CT/TW và Chương trình số 54- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trong triển khai thực hiện.

 Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuvên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triên rừng và phát triên lâm nghiệp bền vừng; biểu dương gương người tôt, việc tốt trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chừa cháy rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học; phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các tô chức, cá nhân để giáo dục phòng ngừa vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.

Xây dựng, triển khai cụ thể các chương trình, đề án, giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị, phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng. Ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên; thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiếu số và người dân ở khu vực có rừng.

Phát triến lâm nghiệp tỉnh đảm bảo theo đúng định hướng, mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Các chủ rừng là tổ chức tiếp tục xây dựng hoàn thiện và thực hiện tốt phương án quản lý rừng bền vững đối với diện tích đất, rừng được giao, được thuê; khuyến khích, hỗ trợ các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo nhóm hộ. 

Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng như: du lịch sinh thái, phát triển lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như chuối, mật ong, thủy sản dưới tán rừng ngập mặn, rừng tràm,... Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hình thức liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, gắn trồng rừng với khai thác, chế biến và thương mại lâm sản. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, phát triển các mô hình bao vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn với nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chể việc chuyển mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế khi chuyên mục đích, kiên quyết không chuyên diện tích rừng tự nhiên sang mục đích khác.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, ban hành quy định chức năng, rihtệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tố chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, trong lĩnh vực lâm nghiệp; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, phòng cháy, chữa cháy rừng; có chính sách đặc thù thu hút nguồn nhân lực làm công tác lâm nghiệp.

Khuyến khích, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực tài chính và khoa học công nghệ tham gia tái cơ cấu các Công ty lâm nghiệp, xây dựng nhà máy chế biến gỗ có công nghệ hiện đại và thị trường tiêu thụ để kết nối tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Xử lý triệt để những tồn đọng về tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ lâm ngư trường, Công ty lâm nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi số và sử dụng ảnh viễn thám trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, sạt lở mất rừng ven biên; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và truy xuất nguồn gốc lâm sản. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ giống cây trồng và thâm canh rừng gỗ lớn nhầm nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện thu nhập phát triển rừng ổn định và bền vững.Tổ chức xây dựng các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp, thí điểm phát triển tiềm năng cây đặc sản, trồng dược liệu dưới tán rừng, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn phát huy vai trò triển khai tổ chức thực hiện, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện cụ thể công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn mình quản lý.

 

                                                                   Thanh Tòng