Mục tiêu: nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan đến gia đình; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng và hiện đại. Đảm bảo 100% hộ gia đình được tuyên truyền, giáo dục, chính sách, pháp luật về gia đình và được sử dụng các dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình phù hợp tình hình địa phương. Gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu thực hiện tốt và tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Nhiệm vụ, giải pháp:

  - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW và Kế hoạch số 46-KH/TU bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Khắc phục tình trạng hình thức và nâng cao chất lượng bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.

- Tiếp tục đổi mới công tác tuyền truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình trong tình hình mới. Lồng ghép vào các nhiệm vụ chuyên môn của ngành để tăng cường thực thi chính sách, pháp luật và công tác gia đình. Đa dạng hóa hình thức truyền thông về xây dựng gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình trên báo chí, mạng xã hội về chính sách, pháp luật về gia đình; kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những thông tin và sản phẩm văn hóa độc hại tác động đến công tác xây dựng gia đình.

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách để kịp thời đề xuất điều chỉnh; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đột xuất giúp các hộ gia đình gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh.

- Huy động cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ về gia đình, đảm bảo gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đẳng, thuận lợi. Khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tạo việc làm cho người lao động thuộc diện hộ gia đình nghèo, cận nghèo, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình ở địa phương.

   Để đạt mục tiêu đề ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và chính quyền địa phương các cấp cần nâng cao trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình; xác định rõ hoạt động của gia đình là trọng tâm của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng gia đình là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của hệ thống chính trị tại địa phương. Huy động các nguồn lực triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới thường xuyên, đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, tiết kiệm và tránh phô trương hình thức. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Ngọc Phạm