Về quản lý sản phẩm OCOP được quy định như sau:

1- Xây dựng và công bố quy trình sản xuất

Các chủ thể OCOP xây dựng quy trình sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước và các quy định hiện hành.

Quy trình sản xuất được xây dựng từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến quá trình sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và xuất bán ra thị trường; từng công đoạn được mô tả chi tiết, cụ thể các nội dung, yêu cầu bắt buộc thực hiện để có kết quả đầu ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Quá trình sản xuất tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất; thiết lập hồ sơ ghi chép đầy đủ, chính xác từng lô hàng sản xuất và có phương án xử lý khi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Chủ thể OCOP phải niêm yết công khai quy trình sản xuất tại vị trí dễ quan sát để thực hiện và thuận lợi cho người dân, cộng đồng kiểm tra giám sát.

2- Quản lý chất lượng nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu sản xuất đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn quy định.   Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm quản lý nguyên liệu sản xuất đầu vào bằng việc thiết lập hệ thống sổ sách theo dõi, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Theo dõi, đánh giá chất lượng nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Phân loại và sơ chế nguyên liệu sản xuất đảm bảo nguyên liệu theo đúng quy trình sản xuất đã công bố đạt chất lượng cao nhất.

3- Kim soát quá trình sản xuất

Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm thực hiện: Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.  Áp dụng và duy trì chính sách chất lượng mà cơ sở đã công bố. Tăng cường tự kiểm soát, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm. Vận hành chương trình giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 

Quy trình quản lý đảm bảo, thiết bị sản xuất phù họp với tiêu chuẩn quy định; kiểm soát chất lượng nguyên liệu, chất lượng bao bì sản phẩm OCOP chặt chẽ, nhằm đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Định kỳ đánh giá, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn nội bộ hoặc theo tiêu chuẩn đã công bố.

4- Quản lý chất lưng sản phẩm

Chủ thể OCOP có hệ thống kho bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bảo quản nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phấm; có kế hoạch kiếm soát chất lượng sản phẩm thường xuyên; có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa lưu thông trên thị trường phải phù hợp với chất lượng chủ thế OCOP đã tự công bố hoặc tiêu chuẩn sản phẩm, được dán tem sản phâm đạt chuân của Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm OCOP theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phũ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các quy định hiện hành.

5-Thực hiện truy xuất nguồn gốc: Tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung về quản lý truy xuất nguồn gốc phù hợp quy định hiện hành.

6- Bảo vệ hồ sơ, thông tin, bí mật sản xuất kinh doanh của chủ thể: Các tổ chức cá nhân không được cung cấp thông tin, hồ sơ có liên quan của chủ thể OCOP (kể cả trong quá trình tham gia và sau khỉ được công nhận sản phẩm OCOP) thuộc các hành vi nghiêm cấm có liên quan đến bí mật kinh doanh, cạnh tranh theo quy định của pháp luật, dẫn đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Khi phát hiện có hành vi vi phạm nêu trên của tổ chức, cá nhân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của UBND tỉnh Cà Mau.

Ngọc Phạm